Page 314 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 314
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Chiến dịch Biên giới (16/9 - 14/10/1950) là chiến dịch đầu tiên sau khi
Tổng cục Cung cấp được thành lập (11/7/1950), nhằm tiêu diệt một bộ
phận quan trọng sinh lực của địch, giải phóng một phần biên giới Việt -
Trung từ Cao Bằng đến Thất Khê (Lạng Sơn)..., mở đường giao thông nối
Việt Nam với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng căn cứ
địa Việt Bắc. Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chiến dịch này
chỉ cho đánh thắng...”, Bộ Tổng Tư lệnh đã điều động Đại đoàn 308,
Trung đoàn bộ binh 209 và 174, Trung đoàn Pháo binh 95, ba tiểu đoàn
và các đại đội bộ đội địa phương liên khu, tỉnh và dân quân du kích...
quân số tham gia chiến dịch khoảng 30.000 người. Nhu cầu vật chất chiến
dịch hơn 3.000 tấn trong đó có 2.700 tấn gạo, hơn 200 tấn vũ khí đạn; số
thương binh phải cứu chữa dự kiến trên 2.500 người . Đây là chiến dịch
1
quy mô lớn nhất từ khi bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp đến lúc
đó, thời gian chuẩn bị gấp, địa bàn mở chiến dịch là rừng núi, đường cơ
động và vận chuyển vật chất có nhiều khó khăn, nhân vật lực tại chỗ rất
hạn chế... Hơn 200 cán bộ các cơ quan Trung ương và địa phương được
điều động tăng cường cho cơ quan cung cấp mặt trận. Do khéo vận động,
giác ngộ nên hàng nghìn đồng bào các dân tộc đã hăng hái đi dân công
phục vụ chiến dịch và dù giữa tháng 8 - lúc giáp hạt, nhân dân vẫn giúp
đỡ, ủng hộ bộ đội, nhờ vậy quân nhu chiến dịch đã thu mua được hàng
trăm tấn gạo và thực phẩm.
Trong toàn chiến dịch, hậu cần đã bảo đảm 1.700 tấn gạo, 113 tấn
ngô, 33 tấn muối, 530 con trâu bò; 41 tấn đạn; cứu chữa 1.560 thương
binh. Khối lượng chiến lợi phẩm thu được lên tới hơn 3.000 tấn, trong đó
có 600 tấn vũ khí đạn, hơn 1.000 tấn lương thực, thực phẩm, gần 1.000
tấn quân trang, quân dụng. Các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn đã
“làm kiểu mẫu trong việc động viên nhân lực, vật lực, tài lực cho kháng
chiến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chưa bao giờ có những đoàn phụ
nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng... đi tiếp tế vận tải đông đảo như vậy... Khó
nhọc, khổ sở, nguy hiểm mà vẫn hăng hái, vui vẻ, dũng cảm. Thật là đáng
khâm phục. Được như vậy, một phần do đồng chí Ninh (Trần Đăng Ninh -
Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp) và cán bộ liên khu đã làm đúng chính sách
_______________
1. Xem Lịch sử Hậu cần, Sđd, t.1, tr. 136.
312