Page 315 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 315

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  của Đảng và Chính phủ, một phần thì do đồng bào nồng nàn yêu nước,
                  hăng hái hy sinh” .
                                      1
                      Ghi nhận những đóng góp quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến
                  dịch Biên giới,  Đại tướng, Tổng Tư lệnh, Bí thư Tổng Quân  ủy  đã khẳng
                  định: “Tổng cục Cung cấp mới  được thành lập, hệ thống tổ chức hậu cần

                  chưa được kiện toàn, kinh nghiệm còn thiếu... chiến dịch diễn ra dài ngày,
                  trên  địa bàn rừng núi,  đường sá rất khó khăn, thưa dân, cơ sở vật chất
                  nghèo nàn, điều kiện kinh tế, tài chính nước nhà còn rất khó khăn, nhưng ta
                  đã bảo đảm tương đối đầy đủ nhu cầu cho chiến dịch quy mô lớn. Thắng lợi

                  của Chiến dịch Biên giới là do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng ta,
                  Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã chỉ đạo chặt chẽ việc huy động
                  nhân tài, vật lực từ xa đưa đến kết hợp với huy động tại chỗ, giải quyết đúng

                  đắn nhiều vấn đề về quan hệ giữa hậu phương với mặt trận, hậu cần quân
                  đội với hậu cần địa phương và các cơ quan nhà nước trong chuẩn bị và bảo
                  đảm cho tác chiến... Tổ chức bộ máy hậu cần chiến dịch hợp lý với đầy đủ các
                  ngành do Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp trực tiếp phụ trách” . Những kinh
                                                                                       2
                  nghiệm đó là cơ sở để Tổng cục Cung cấp vận dụng vào xây dựng, tổ chức
                  bảo đảm hậu cần trong những năm tiếp theo của cuộc kháng chiến chống
                  thực dân Pháp.

                      Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3 - 7/5/1954) mang đậm dấu
                  ấn việc tạo thế, tổ chức hậu cần của Đại tướng. Nhu cầu hậu cần chiến dịch
                  rất lớn, gồm: 434 tấn đạn, 7.730 tấn gạo, 140 tấn muối, 465 tấn thực phẩm,
                  dự kiến phải cứu chữa 5.000 thương binh... thời gian phải hoàn thành chuẩn
                  bị về hậu cần là ngày 20/1/1954 . Riêng số dân công đảm nhiệm vận chuyển
                                                      3
                  ở trung tuyến cần tới 14.500 người. Với tinh thần “Tất cả cho mặt trận, tất
                  cả để chiến thắng”, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã nỗ lực vượt bậc giải
                  quyết thành công vấn đề khó khăn nhất của chiến dịch - vấn đề cung cấp,

                  mà chủ yếu là vấn đề đường sá. Công tác hậu cần đã hoàn thành xuất sắc
                  nhiệm vụ bảo đảm cho bộ đội chiến đấu liên tục, dài ngày trên địa bàn xa hậu
                  phương, góp phần quyết định vào thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên
                  Phủ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ,

                  _______________

                      1, 2. Lịch sử Hậu cần, Sđd, t.1, tr. 143. 142.
                      3. Xem Lịch sử Hậu cần, Sđd, t.1, tr. 270.

                                                                                                   313
   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319   320