Page 313 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 313

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                      Những ngày đầu thành lập, việc bảo đảm hậu cần cho Đội đều do các cơ
                  sở quần chúng, các đoàn thể phụ nữ đảm nhiệm. Người quản lý đơn vị căn cứ

                  vào kế hoạch hành quân và chiến đấu để liên hệ với đoàn thể, chính quyền
                  địa phương tổ chức tiếp tế trực tiếp và tại chỗ. Nhân dân hết lòng ủng hộ
                  lương thực, muối, quần áo, thuốc chữa bệnh...

                      Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự chỉ
                  đạo sát sao của đồng chí, công tác bảo đảm hậu cần đã hoàn thành xuất sắc
                  nhiệm vụ. Đề phòng địch tấn công lên Việt Bắc, tại Hội nghị quân sự lần thứ
                  năm, ngày 27/9/1947, đồng chí chỉ thị rõ về nhiệm vụ của hậu cần - kỹ thuật

                  là: “Phải chuẩn bị cho bộ đội để giải quyết vấn đề quân nhu trong trường hợp
                  khó khăn, phải chú trọng tăng gia sản xuất, phải chú trọng tiếp tế cho
                  những miền bị chiếm, lo phân tán và bảo vệ kho tàng... cần phải bảo vệ cơ

                  xưởng, tiết kiệm đạn dược, nêu cao tinh thần giữ gìn vũ khí, chuẩn bị việc
                  điều trị thương bệnh binh, lúc cần phải dựa vào dân. Dạy cho bộ đội những
                  phương pháp tự chữa thông thường” .
                                                          1
                      Thực hiện chỉ thị của Trung ương và đồng chí Võ Nguyên Giáp, các cơ

                  quan, cơ sở hậu cần - kỹ thuật tích cực làm tốt công tác chuẩn bị. Nhiều cơ
                  quan, cơ sở thực hiện chuyển tài liệu đến nơi an toàn, chọn các địa điểm sơ
                  tán dự phòng khi địch đánh phá. Các kho quân nhu được điều chỉnh, một số

                  được chuyển lên gần các vị trí chuẩn bị chiến đấu để bảo đảm kịp thời cho
                  các đơn vị, một số chuyển đến các địa điểm an toàn hơn. Các quân y viện, cơ
                  sở quân y chuyển sâu vào trong căn cứ, cách xa đường giao thông, tổ chức
                  phân tán thành nhiều bộ phận nhỏ để có thể nhanh chóng di chuyển tránh
                  địch, đồng thời cơ động cứu chữa thương binh, chuẩn bị sẵn các vị trí tiếp

                  nhận thương binh. Các xưởng quân giới xây dựng phương án phòng tránh, sơ
                  tán công nhân, chôn giấu máy móc, nguyên vật liệu và thành lập các đội tự
                  vệ sẵn sàng  đánh  địch bảo vệ xưởng. Nhiều xưởng thành lập các  đội sửa

                  chữa lưu động, giúp các đơn vị kịp thời khắc phục vũ khí hư hỏng. Hậu cần -
                  kỹ thuật đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của căn cứ địa kháng chiến,
                  tập trung bảo đảm cho hướng chủ yếu, góp phần quan trọng vào thắng lợi
                  của toàn chiến dịch.

                  _______________

                      1. Tổng cục Hậu cần: Biên niên sự kiện Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 1944-
                  1954, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.117.

                                                                                                   311
   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318