Page 347 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 347
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Tháng 2/1947, Chế tạo Quân giới Cục đổi tên thành Cục Quân giới, do
đồng chí Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng . Để kiện toàn tổ chức ngành quân
1
giới, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp quyết định
2
thành lập cơ quan quân giới của các khu trên cả nước. Cấp khu gồm có ty
quân giới. Trưởng ty do khu trưởng đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ
nhiệm, các trưởng ban do khu trưởng bổ nhiệm. Ngay sau đó, từ ngày 14 đến
ngày 16/2/1947, Trung ương Quân ủy tổ chức hội nghị các chính trị ủy viên
khu và các chính trị viên trung đoàn trong Quân đội quốc gia Việt Nam lần
thứ nhất, xác định rõ nhiệm vụ của ngành quân giới thời kỳ này là: Tăng gia
việc sản xuất các vũ khí tinh xảo, sáng chế vũ khí mới; tổ chức và sản xuất
những vũ khí thô sơ như súng kíp, dao, kiếm, cung, nỏ...; giữ gìn vũ khí, tiết
kiệm đạn dược để chiến đấu lâu dài.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Quân ủy, song song với việc sản
xuất vũ khí ở các nhà máy, công xưởng, tháng 6/1947, ngoài việc thành lập
công trường bán công lưu động để sửa chữa, nhồi lắp lựu đạn kịp thời phục
vụ bộ đội tác chiến, Khu 12 thành lập được 3 công trường: Công trường LDI
(ở Cầu Mây, Thái Nguyên), Công trường LDII (ở Hiệp Hòa, Bắc Giang),
Công trường LDIII (ở Lạng Giang, Bắc Giang) .
3
Những năm tiếp sau (1947-1950), được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ
4
trưởng Võ Nguyên Giáp , ngành quân giới đã chế tạo thành công nhiều loại
vũ khí hỏa lực mạnh, điển hình là súng cối 187 ly, súng đạn SKZ 60 ly. Súng
cối 187 ly làm bằng vỏ bình ôxy, đạn nặng 30kg, tầm bắn xa nhất 2km. Súng
SKZ 60 ly có thể tháo rời để mang vác, đạn lõm có khả năng xuyên bêtông
dày 60cm (gấp 3 lần bazôka 60 ly) và đã nhanh chóng trở thành vũ khí công
đồn rất hiệu quả của các đơn vị bộ binh. Để nâng cao năng lực chế tạo,
_______________
1, 3. Cục Quân khí: Biên niên sự kiện - Lịch sử quân khí, tập 1 (1930-1996), Sđd, tr. 30, 32.
2. Ngày 30/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 229 quy định các cơ quan quân sự
trên toàn cõi Việt Nam đều đặt dưới quyền của Bộ Quốc phòng. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký Sắc lệnh số 230/SL bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng Chỉ
huy quân đội toàn quốc. Sắc lệnh ghi: Ủy quyền Tổng Chỉ huy quân đội toàn quốc cho ông
Võ Nguyên Giáp, hiện sung chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Như vậy từ lúc này, Võ Nguyên Giáp
là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy.
4. Ngày 20/1/1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh phong hàm cấp Đại
tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp.
345