Page 352 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 352
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
đợt chiến đấu (57 ngày), quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn trên cả hai
chiến trường Tây Bắc và địch hậu. Tổng số vũ khí, đạn bảo đảm cho chiến
dịch là 193 tấn, đã tiêu thụ là 80 tấn; chiến lợi phẩm thu được là 203 tấn .
1
Tháng 2/1975, Tổng cục Kỹ thuật tổ chức Hội nghị quân chính , Đại
2
tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương -
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị thảo luận, đề
xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch chi viện vũ khí trang bị kỹ thuật cho
chiến trường miền Nam (trong đó có các loại vũ khí tự sản xuất). Theo mệnh
lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục phải chuẩn bị 27.400 tấn vũ
khí, khí tài, đạn dược các loại chi viện cho chiến trường...
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Trung ương Đảng, Chính phủ,
trực tiếp là Đại tướng, Bộ trưởng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, ngành
quân giới, quân khí đã không ngừng lớn mạnh và phát triển, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho quân đội và lực
lượng vũ trang nhân dân chiến đấu giành độc lập dân tộc.
Ba là, quan tâm đến đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân ngành quân giới.
Ngay sau khi ra đời, trước những khó khăn chồng chất, để động viên cán
bộ, chiến sĩ, nhân viên ngành quân giới vượt qua khó khăn, phát huy sáng
tạo, Tổng Chỉ huy Võ Nguyên Giáp gửi thư chỉ rõ: “Lúc này hơn lúc nào hết,
các chiến sĩ của ta trước mặt trận cần có súng ống, đạn dược đủ để xung
phong giết giặc. Bộ đội ta cần có đạn súng trường, lựu đạn, AT, bazôka, địa
lôi, thủy lôi. Tất cả những vũ khí ấy, nhờ có óc sáng tạo của các đồng chí phụ
trách và công nhân quân giới các binh công xưởng để ta có được... Tôi mong
anh chị em cố gắng nhiều hơn nữa, tìm mọi cách chế tạo những vũ khí tốt
cho quân đội ta giết giặc bằng máy móc, vật liệu hiện có” . Thực hiện chủ
3
trương của Trung ương Đảng và sự động viên của đồng chí Võ Nguyên Giáp,
ngành quân giới cả nước đã tiến hành nghiên cứu, sản xuất một số loại vũ
khí bộ binh, bảo đảm cho lực lượng vũ trang đánh địch.
_______________
1. Cục Quân khí: Lịch sử Đảng bộ Cục quân khí (1951-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2016, tr. 40.
2. Ngày 10/9/1974, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 211/CP thành lập Tổng cục Kỹ
thuật thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế: Lịch sử quân giới Việt Nam thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb. Lao động, Hà Nội, 1990, tr. 67.
350