Page 351 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 351
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
từ cơ quan Cục Quân giới tới các ty, xưởng quân giới, xưởng vũ khí dân quân
đều tích cực khẩn trương triển khai bảo vệ xưởng sản xuất; chọn các địa
điểm sơ tán dự phòng khi địch đánh phá; đồng thời, xây dựng phương án
phòng tránh, sơ tán công nhân, chôn giấu máy móc, nguyên vật liệu và
thành lập các đội tự vệ sẵn sàng đánh địch. Riêng ở Việt Bắc, nơi dự kiến
địch có thể tiến công lớn, các xưởng ở gần thị xã, thị trấn được lệnh chuyển
sâu vào khu căn cứ.
Trước tình hình cùng loại vũ khí nhưng súng xưởng này chế tạo không
bắn được đạn của xưởng khác sản xuất; kinh nghiệm sản xuất vũ khí chưa
đúc kết được đầy đủ, phổ biến sâu rộng nên năng suất, chất lượng sản
phẩm giữa các xưởng không đồng đều; các mặt tiêu chuẩn hóa, quy trình
sản xuất vũ khí diễn ra ở các liên khu, khu rất khác nhau..., làm cho các
xưởng sản xuất vũ khí không phát huy được hết khả năng của mình, để
thống nhất trong toàn quân, tháng 9/1948, Hội nghị chuyên môn quân giới
lần thứ nhất được tổ chức. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự và chỉ đạo
hội nghị, thống nhất kiểu mẫu vũ khí, tổ chức sản xuất và phương pháp
chế tạo, quản lý sản xuất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân. Sau 18
ngày làm việc khẩn trương, hội nghị đã giải quyết nhiều vấn đề trước mắt
cũng như lâu dài trong việc đảm bảo vũ khí cho cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta. Tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ
nhất (6/1952), Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự và chỉ đạo hội nghị, đánh giá:
Từ sau ngày giành chính quyền, ngành quân giới được tổ chức bảo đảm cho
bộ đội xây dựng và chiến đấu. Cơ quan quân giới ở các đơn vị cũng hình
thành. Các cơ quan đó, tuy chưa có sự chỉ đạo thống nhất nhưng trong
chiến đấu, dù mọi hoàn cảnh đều khó khăn cũng đã hoàn thành được một
phần nhiệm vụ đối với quân đội.
Ngay sau khi Cục Quân khí được thành lập (9/1951), chấp hành chỉ thị
của Ban Chấp hành Trung ương và Tổng Quân ủy (24/11/1951) “Phá tan
cuộc tấn công ra Hòa Bình của địch”, Cục Quân khí đã tiến hành tổ chức 2
ban quân khí nằm trong Ban Cung cấp tiền phương phục vụ Chiến dịch Hòa
Bình; khối lượng vũ khí, đạn bảo đảm cho chiến dịch là 200 tấn. Sau 73 ngày
đêm chiến đấu (10/12/1951 - 25/2/1952), quân và dân ta đã được cung cấp
143,5 tấn đạn; chiến lợi phẩm thu được của địch là 150 tấn vũ khí (trong đó
có 24 khẩu pháo). Trong Chiến dịch Tây Bắc (14/10 - 10/12/1952), qua hai
349