Page 348 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 348
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Đại tướng đã yêu cầu đồng chí Hoàng Đình Phu, Phó Giám đốc Nha Nghiên
cứu kỹ thuật Cục Quân giới lên báo cáo về những thành tích chiến đấu của
súng đạn SKZ 60 ly và yêu cầu tìm phương án mở rộng sản xuất. Tháng
2/1950, trên chiến trường Bắc Bộ, thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ
Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 sử dụng Trung đoàn 102, thuộc
Đại đoàn 308 và Trung đoàn 209 (Trung đoàn Sông Lô) chủ lực của Bộ,
Trung đoàn 165 (Khu 10), Tiểu đoàn pháo binh 40 mở Chiến dịch Lê Hồng
Phong I . Súng cối 187 ly và SKZ 60 ly được cung cấp cho chiến dịch đã phá hủy
1
nhiều lô cốt địch.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước nhu cầu về vũ khí
trang bị cho lực lượng vũ trang ngày càng lớn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
cùng Quân ủy Trung ương tham mưu cho Đảng, Nhà nước chủ trương “dựa
vào sức mình là chính,... dựa vào hậu phương ngày càng được mở rộng và
củng cố, kết hợp chặt chẽ tiền tuyến với hậu phương để khắc phục những
khó khăn và thiếu thốn cực kỳ to lớn về vật chất kỹ thuật trong chiến
tranh... tự sản xuất được một số vũ khí thông thường” .
2
Công tác sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài do hai cơ quan là Cục Quân
giới và Cục Quân khí thuộc Tổng cục Cung cấp chỉ đạo, trong khi đội ngũ
3
cán bộ chuyên môn kỹ thuật quân sự còn rất thiếu. Theo đề nghị của Tổng
cục Cung cấp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã ký Nghị định số
262/NĐA (4/11/1958), sáp nhập hai cục Quân giới và Quân khí thành
Cục Quân giới, trong đó có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo nghiên cứu sản xuất
vũ khí trang bị, xây dựng ngành quân giới trong toàn quân . Do tình hình vũ
4
khí trang bị của quân đội ta đã phát triển, công tác quân khí cũng phải được
phát triển lên một phạm vi, mức độ mới, tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
_______________
1. Chiến dịch tiến công quân Pháp (từ ngày 7/2 đến ngày 15/3/1950) trên địa bàn hai tỉnh
Lào Cai, Yên Bái. Kết quả ta phá vỡ một phần phòng tuyến Tây Bắc, diệt, bắt và gọi hàng gần
500 tên địch, thu gần 400 súng các loại...
2. Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1979, tr. 552.
3. Được thành lập ngày 11/7/1950, nay là Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.
4. Ngày 24/10/1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký Quyết định số 128/QĐ-QP tách Cục
Quân giới thành hai cục là Cục Quân giới và Cục Quân khí và quy định chức danh, nhiệm vụ,
biên chế cụ thể của từng cục.
346