Page 353 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 353
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Những năm 1948-1950, tại Xưởng Lê Lợi thuộc Liên khu 3, để sản xuất
đạn, thời gian đầu công nhân ở đây phải dập vỏ đạn bằng đồng đỏ nhưng
không đạt yêu cầu, sau phải chuyển sang dập bằng đồng thau từ vỏ đạn
pháo cán ra. Khi dập xong nguyên công thứ 5 thì anh em nhận được thư của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức thư có đoạn: “Thay mặt Trung ương Đảng,
Quân ủy Trung ương tôi gửi lời khích lệ và mong các đồng chí đốc thúc việc
này cho chóng đến thành công. Công lao ấy, đoàn thể sẽ nêu lên để các đồng
chí ta ca ngợi và tác dụng của nó đối với cuộc kháng chiến khá quan trọng” .
1
Do đó, trong hai năm 1949-1950, ta đã sản xuất được khoảng 2 triệu viên
đạn DAM. Hai triệu viên đạn được sản xuất trong điều kiện khó khăn, thiếu
thốn đủ thứ có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng . Đây cũng là cơ sở quan trọng
2
cho nền công nghiệp quốc phòng và phần nào của nền công nghiệp dân dụng
của chúng ta .
3
Với ngành quân giới Nam Bộ (gồm cả các binh công xưởng, xưởng vũ khí
dân quân, xưởng vũ khí giúp Campuchia, Công an xưởng) đã anh dũng vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, duy trì và phát triển sản xuất vũ khí đáp ứng
yêu cầu kháng chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ca ngợi: “Anh dũng tuyệt
vời, sáng tạo vô song. Quân giới Nam Bộ với những thành tích lớn là một
ngành tiêu biểu cho tinh thần tự lực, tự cường, dũng cảm tất thắng của đồng
bào Nam Bộ và của quân dân Việt Nam anh dũng dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Bác” .
4
Được tin cán bộ, công nhân các nhà máy của Cục Quân giới Tổng cục Kỹ
thuật sản xuất thành công súng đạn cối 160 ly chi viện cho chiến trường
miền Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội đặc biệt quan
tâm. Cuối năm 1974, đầu năm 1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng trực tiếp đến thăm và động viên cán bộ, công nhân Nhà máy
V125. Được các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và quân đội đến thăm,
_______________
1. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế: Lịch sử quân giới Việt Nam thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Sđd, tr. 104.
2, 3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến đấu trong vòng vây, Sđd, tr. 312, 312-313.
4. Tổng cục Kỹ thuật: Đặc trưng công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật các lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 56.
351