Page 409 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 409
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
các đồng chí thành lập Trường Quân chính kháng Nhật; tổ chức xây dựng
trường từ việc bảo đảm nơi ăn ở, sinh hoạt, học tập đến các nội dung huấn
luyện, nhất là công tác chiêu sinh và lựa chọn đội ngũ giáo viên cho nhiệm
vụ giảng dạy, huấn luyện. Ngày 25/6/1945, Nhà trường làm Lễ khai giảng
khóa 1, thay mặt Ủy ban lâm thời Khu Giải phóng, Tư lệnh Võ Nguyên Giáp
chỉ rõ việc mở Trường Quân chính kháng Nhật là một nhiệm vụ rất quan
trọng, nhằm đào tạo cán bộ quân sự, chính trị làm nòng cốt xây dựng lực
lượng vũ trang cách mạng... Học viên được học tập cả quân sự và chính
trị; các cuốn sách Cách đánh du kích do lãnh tụ Hồ Chí Minh biên soạn,
Người chính trị viên của đồng chí Phạm Văn Đồng và Công tác chính trị
trong quân đội cách mạng do chính Võ Nguyên Giáp biên soạn năm 1941
được làm tài liệu giảng dạy. Cho đến trước Tổng khởi nghĩa, Trường Quân
chính kháng Nhật đã mở được ba khóa, đào tạo được 234 cán bộ chỉ huy
và chính trị viên . Tuy số lượng đào tạo chưa nhiều, thời gian huấn luyện
1
ngắn nhưng đây là “vốn quý” làm nòng cốt để phát triển lực lượng vũ
trang cách mạng.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, Trường Quân chính kháng Nhật chuyển về Hà Nội và được đổi tên
thành Trường Quân chính Việt Nam, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo
cán bộ cho quân đội, đến tháng 4/1946 được đổi tên thành Trường Võ bị Trần
Quốc Tuấn. Trong lần đến thăm nhà trường vào tháng 6/1946, đồng chí Võ
Nguyên Giáp đã chỉ đạo “đào tạo cán bộ phải thiết thực nhằm đáp ứng yêu
cầu của quân đội đang cùng toàn dân chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc
kháng chiến trong cả nước... tăng cường giáo dục chính trị cho các học viên
2
trước tình hình mới” .
Cũng trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo mở Trường Lục
quân trung học Quảng Ngãi, trường đào tạo được một khóa kéo dài 5 tháng
với 500 học viên. Trước sự phát triển của quân đội, việc nâng cao trình độ
cán bộ cấp tiểu đoàn, chi đội (trung đoàn) trở nên cấp thiết, trên cương vị
_______________
1. Xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006,
tr. 571.
2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 572.
407