Page 447 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 447

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  cảm, trí thông minh của mỗi cán bộ, chiến sĩ, giữa bộ  đội chủ lực và lực
                  lượng vũ trang, quần chúng cách mạng địa phương tạo nên sức mạnh tổng

                  hợp của chiến tranh nhân dân, làm nên chiến thắng Plei Me lịch sử. Địa bàn
                  được xác định là khu vực tứ giác Plei Me - Bàu Cạn - Đức Cơ - Pleiku thuộc
                  tỉnh Gia Lai; lực lượng tham gia chủ yếu gồm ba trung đoàn bộ binh 320, 33,

                  66 và một số tiểu đoàn binh chủng. Với khẩu hiệu “Tìm Mỹ mà diệt, bám
                  thắt lưng Mỹ mà đánh”, từ ngày 19/10 đến ngày 26/11/1965 quân ta đã loại
                  khỏi vòng chiến đấu 2.974 tên Mỹ, ngụy, diệt gọn Tiểu đoàn 2 và đánh thiệt
                  hại nặng Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 3) của Sư đoàn Kỵ binh không vận số 1 Mỹ,

                  tiêu diệt Chiến đoàn 3 Thiết giáp, Tiểu đoàn 21 Biệt động quân, bắn rơi 59
                  máy bay, phá hủy 88 xe quân sự và nhiều vũ khí phương tiện chiến tranh .
                                                                                                      1
                  Chiến thắng Plei Me là trận đầu đánh Mỹ và thắng Mỹ trên chiến trường

                  Tây Nguyên, là cơ sở khẳng định quân và dân Tây Nguyên có đầy đủ khả
                  năng tiêu diệt từng  đại  đội, tiểu  đoàn Mỹ, phá chiến thuật cơ  động “trực
                  thăng vận”, đánh bại những đơn vị tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của
                  Mỹ.  Đồng thời, với chiến thắng Plei Me, cán bộ, chiến sĩ mặt trận Tây

                  Nguyên có thêm nhiều kinh nghiệm về đánh Mỹ, buộc địch phải căng kéo,
                  lúng túng, bị động đối phó trên các hướng, tạo điều kiện thuận lợi và giữ bí
                  mật cho ta chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy.

                       Nối tiếp chiến thắng Plei Me, bộ đội chủ lực Tây Nguyên phối hợp với
                  quân và dân địa phương giáng những đòn sấm sét xuống đầu Sư đoàn 25 Tia
                  chớp nhiệt đới Mỹ trong mùa mưa năm 1966. Khẩu hiệu “Tìm Mỹ mà đánh,
                  bám thắt lưng Mỹ mà diệt” trở thành phong trào ở mọi đơn vị và là tư tưởng
                  chỉ đạo khi bước vào trận chiến của mỗi cán bộ, chiến sĩ. Bị thua đau, Mỹ

                  tiếp tục tung Sư  đoàn Bộ binh số 4 mở cuộc hành quân Sam Húttơn vào
                  đông tây sông Sa Thầy. Mặc dù, được máy bay B52, trực thăng, phản lực,
                  pháo binh chi viện tối đa, có quân đội Sài Gòn bảo vệ sau lưng cùng những

                  mánh khóe xảo quyệt,  đúc kết qua lần thất bại trước, nhưng tham vọng
                  “tìm diệt” của chúng lại bị “vùi sâu” xuống dòng sông Sa Thầy. Chiến thuật
                  “trực thăng vận” đổ quân ồ ạt mất hiệu nghiệm, buộc quân Mỹ phải cơ động
                  từng tiểu đoàn trên một trục, một hướng khi hành quân để tránh bị tiêu diệt gọn

                  _______________

                      1. Lịch sử bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên - Quân đoàn 3 (1964-2005), Nxb. Quân đội
                  nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 130, 131.

                                                                                                   445
   442   443   444   445   446   447   448   449   450   451   452