Page 451 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 451

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                      Để tạo cho Tây Nguyên mọi điều kiện thuận lợi giành chiến thắng một
                  cách chắc chắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điều động cho Tây Nguyên: Sư

                  đoàn bộ binh 968 (thiếu Trung đoàn 39) từ Nam Lào về thay Sư đoàn 10 và
                  Sư đoàn 320A đang hoạt động ở Gia Lai và Kon Tum; Sư đoàn Bộ binh 316
                  từ Nghệ An vào tập kết ở Đắk Đam (Tây Đắk Lắk); Sư đoàn 10 hành quân

                  từ Bắc Trạm 7 đến Bắc Trạm 10 (Tuyến 559). Trung đoàn Bộ binh 95B (Sư
                  đoàn 325), Tiểu  đoàn  Đặc công 24, Trung  đoàn Phòng không 232, Trung
                  đoàn Công binh 575, Đoàn 559, Đội Điều trị 48 và một số đơn vị trinh sát,
                  thông tin, công binh cầu phà, ô tô vận tải cùng 8.000 quân cũng  được Bộ

                  Tổng Tham mưu  điều  động vào chiến trường Nam Tây Nguyên.  Đến  đây,
                  Tây Nguyên trở thành một quân  đoàn mạnh. Trung tướng Nguyễn Quốc
                  Thước, nguyên Phó Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên kể lại: Trước chiến dịch

                  ông thay mặt Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên ra gặp Đại tướng Võ Nguyên
                  Giáp để nhận nhiệm vụ giải phóng Tây Nguyên, Đại tướng dặn dò: tất cả
                  nhiệm vụ tôi đã dặn đồng chí xong rồi, giờ chỉ nói lại hai vấn đề:
                      Một là, lần  đầu tiên quân  đội ta  đánh vào thành phố lớn - Buôn Ma

                  Thuột (thủ phủ của Tây Nguyên), muốn đánh nhanh thì phải tổ chức một
                  lực lượng thọc sâu bằng bộ binh cơ giới, tức xe tăng và bộ binh thọc sâu vào
                  ngay trung tâm. Nếu đánh chậm, địch cố thủ được thì rất khó khăn.

                      Hai là, rất quan trọng, ông dặn dò tình hình chiến trường có thể diễn
                  biến rất nhanh, chưa dự báo trước được. “Cậu vào nói với Tư lệnh, tình hình
                  có thể diễn biến mau lẹ, Tư lệnh Mặt trận chiến dịch không cần chờ lệnh cấp
                  trên mà tùy tình hình quyết đoán” , Đại tướng chỉ thị.
                                                        1
                      Để giữ bí mật công tác chuẩn bị chiến dịch và cơ động lực lượng vào cài

                  thế trên các hướng, từ tháng 11/1974 đến cuối tháng 2/1975 một kế hoạch
                  nghi binh tuyệt mật mang mật danh "Kế hoạch tác chiến B" được Bộ Tư lệnh
                  Mặt trận, sau  đó là Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên triển khai thống

                  nhất chặt chẽ, liên tục trên diện rộng với nhiều lực lượng tham gia. Sau một
                  thời gian khẩn trương làm công tác chuẩn bị mọi mặt, chiến dịch tiến công
                  giải phóng Tây Nguyên chính thức mở màn bằng trận then chốt quyết định ở
                  Buôn Ma Thuột. Ngày 11/3/1975, ta làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột,

                  _______________

                      1. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chiến dịch Tây Nguyên
                  lịch sử”, báo Đắk Lắk điện tử, ngày 8/10/2013.

                                                                                                   449
   446   447   448   449   450   451   452   453   454   455   456