Page 450 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 450

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  Chiến dịch Nam Tây Nguyên và là mở đầu cho các cuộc tiến công tiếp theo.
                  Chiến dịch Tây Nguyên với mật danh “Chiến dịch 275”, có nhiệm vụ: Mở

                  rộng vùng giải phóng, hành lang chiến lược từ tháng 3 đến tháng 5/1975, ta
                  phải mở một chiến dịch quy mô từ 1  đến 2 sư  đoàn phối hợp toàn miền,
                  nhằm giải phóng Đức Lập, Đắc Song; mở tiếp một chiến dịch nữa tiêu diệt

                  địch trên đường 14 giữa Pleiku và Buôn Ma Thuột phối hợp với Đức Lập. Bộ
                  Tổng Tham mưu đã nhận định Buôn Ma Thuột là nơi hiểm yếu, nhận định
                  này rất trùng khớp với nhận định của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Do
                  đó, đồng chí Lê Trọng Tấn đã chỉ thị cho Tổ Trung tâm nghiên cứu kỹ lưỡng

                  và có dự kiến như sau:
                       Đòn 1, mở một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược đánh chiếm Buôn Ma
                  Thuột, cùng một số chiến dịch phối hợp trên các hướng khác để tạo thời cơ.

                  Mở rộng hành lang giải phóng  Đức Lập - Buôn Ma Thuột, tạo  điều kiện
                  thuận lợi, phát triển tiến công đánh chiếm tỉnh lỵ Phú Bổn (Cheo Reo) và
                  Gia Nghĩa, mở rộng vùng giải phóng hoàn chỉnh 3 tỉnh. Phối hợp với đồng
                  bằng Khu 5 phá kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, khôi phục lại thế

                  làm chủ và tiến công địch ở cả 3 vùng của Khu 5, phát triển lực lượng tại
                  chỗ. Nâng cao trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, nhất là trình
                  độ đánh vận động, đánh thành phố của bộ đội chủ lực.

                      Đòn 2, mở một số chiến dịch trong đó có một chiến dịch - chiến lược (đó là
                  Chiến dịch Huế - Đà Nẵng), tạo điều kiện cho trận quyết chiến cuối cùng.
                      Đòn 3, mở một hay vài chiến dịch, trong đó có chiến dịch quyết định đó là
                  Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định.
                      So với toàn bộ chiến trường miền Nam lúc bấy giờ, Tây Nguyên là nơi

                  địch yếu hơn cả. Nhưng Tây Nguyên chỉ thực sự yếu khi bị cô lập với các
                  chiến trường khác. Bởi vậy, việc kìm giữ các sư  đoàn cơ  động tổng dự bị
                  chiến lược của địch là một bộ phận hợp thành quan trọng trong việc cài thế

                  của ta. Hơn nữa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn Tây Nguyên làm mục tiêu
                  chủ yếu, vì đây vừa có núi, vừa có cao nguyên, lại nằm trên đường chiến lược
                  Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tây Nguyên,  Đại tướng chọn Buôn Ma
                  Thuột làm điểm đột phá vì Pleiku và Kon Tum địch còn tương đối mạnh và

                  thường xuyên phòng bị; ngược lại, Buôn Ma Thuột địch sơ hở và ít quân, chủ
                  yếu là hậu cứ. Điểm trúng “huyệt” đó, toàn bộ Tây Nguyên và ven biển miền
                  Nam Trung Bộ sẽ bị rung chuyển, phá thế bố phòng của địch.


                  448
   445   446   447   448   449   450   451   452   453   454   455