Page 452 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 452
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
toàn bộ hệ thống phòng ngự của địch ở Tây Nguyên sụp đổ. Hạ tuần tháng
3/1975, Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng, tạo nên những đột biến lớn trên
chiến trường, mở đầu cho sự thất bại và tan rã toàn diện của quân lực Việt
Nam Cộng hòa. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên là thắng lợi của mưu
kế, của sự đấu mưu đấu trí, của tinh thần chiến đấu và dựa vào thế trận
lòng dân. Trong không khí tràn ngập niềm vui chiến thắng và các cánh quân
đồng loạt tiến công địch trên các hướng, ngày 12/3, quân và dân Tây Nguyên
rất phấn khởi được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương điện khen ngợi:
“Nhiệt liệt khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, đã nêu cao tinh
thần quyết thắng, anh dũng, mưu trí, sáng tạo, táo bạo và khẩn trương
giành nhiều thắng lợi to lớn ngay trong những ngày đầu chiến dịch. Cần
nhanh chóng nắm lấy thời cơ thuận lợi giành thắng lợi to lớn hơn nữa”. Chấp
hành chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Chiến
dịch ra lệnh cho các đơn vị đẩy mạnh truy quét, tiêu diệt các cứ điểm còn lại
của địch ở ngoại vi, giữ vững các mục tiêu vừa chiếm được, và cơ động lực
lượng sang phía đông sẵn sàng đánh phản kích.
Tiếp đến, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã đánh bại sự phản kích của địch, tiêu
diệt Sư đoàn 23 dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm cho địch ở Pleiku và Kon
Tum chưa bị đánh đã tháo chạy. Phản ứng dây chuyền cũng tạo ra sự đột
biến về chiến dịch. Lực lượng địch ở Tây Nguyên bị phá vỡ, tạo ra một cục
diện chiến tranh mới, đẩy chúng vào thế hỗn loạn về chiến lược và suy sụp
nhanh chóng về tinh thần. Buôn Ma Thuột bị mất, Sư đoàn 23 bị đánh tơi tả
trên đường 21, Sư đoàn 22 bị tiêu diệt một bộ phận và bị bao vây ở Đông An
Khê, phần lớn lực lượng biệt động quân bị tiêu hao và giam chân ở Bắc Tây
Nguyên, các con đường 19, 14, 21 vẫn bị cắt triệt; Nha Trang, Cam Ranh bị
bỏ ngỏ, hy vọng tái chiếm Buôn Ma Thuột bị tiêu tan, khối chủ lực Quân
đoàn 2 - Quân khu 2 của địch bị vây chặt ở Pleiku, Kon Tum và có nguy cơ
bị tiêu diệt. Trước tình hình nguy ngập đó, ngày 14/3, Tổng thống ngụy
Nguyễn Văn Thiệu vội vã bay đến Cam Ranh tổ chức một cuộc họp khẩn cấp
với Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú, quyết định rút toàn
bộ lực lượng ở Pleiku và Kon Tum theo đường số 7 về giữ vùng đồng bằng
duyên hải Trung Bộ để bảo toàn lực lượng.
Khi chuẩn bị giải phóng Tây Nguyên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tính
toán đến khả năng: Nếu địch bị thua đau ở Tây Nguyên, chúng có thể sẽ rút
450