Page 491 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 491
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Trong thời gian này, Võ Nguyên Giáp sinh hoạt trong Chi bộ Đảng Cộng
sản báo Tiếng dân do Trần Công Xứng làm Bí thư; được đồng chí Nguyễn
Phong Sắc, Ủy viên Trung ương Đảng hoạt động tại Trung Kỳ giao nhiệm
vụ: “Tiếp tục hoạt động trong báo Tiếng dân viết bài vở kín đáo, dễ hiểu để
1
tuyên truyền chủ nghĩa Mác” . Dưới bút danh Hải Thanh và Vân Đình,
Võ Nguyên Giáp đã viết nhiều bài trên báo Tiếng dân bàn đến nhiều vấn đề
thuộc các lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế... thông qua đó, phổ biến thế
giới quan duy vật, phản ánh những quan điểm cách mạng, tiến bộ về vấn đề
cải tạo xã hội, vấn đề bạo lực cách mạng... Võ Nguyên Giáp còn góp tiền của
cứu tế cho “Nghệ An đỏ” khi phong trào cách mạng ở đây bị đàn áp.
Có thể thấy, từ năm 1927 đến năm 1930 là giai đoạn ghi nhận bước phát
triển của Võ Nguyên Giáp từ người yêu nước trở thành nhà hoạt động cách
mạng, giác ngộ lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, trở thành một người mácxít, có
đóng góp vào sự ra đời của tổ chức cộng sản tiền thân Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn. Khi Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản
Việt Nam, Võ Nguyên Giáp trở thành chiến sĩ cộng sản, hoạt động dưới vỏ
bọc của một nhà báo công khai.
Lo sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân ta, nhất là phong trào
Xôviết xuất hiện ở Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, bắt bớ
những người hoạt động cách mạng và yêu nước. Tháng 10/1930, Võ Nguyên
Giáp bị bắt, bị kết án 2 năm quản thúc vì “hoạt động chính trị”, sau đó, đổi
thành 2 năm án giam. Trong thời gian bị giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế),
Võ Nguyên Giáp làm tròn nhiệm vụ của chiến sĩ cộng sản, rèn giũa bản lĩnh
và nghị lực, tham gia tích cực các hoạt động đấu tranh phản đối chế độ nhà
tù thực dân tàn bạo; đoàn kết cùng những chiến sĩ cộng sản bị giam cùng để
bảo vệ Đảng...
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp,
Võ Nguyên Giáp được trả tự do sau 13 tháng thụ án. Thoát khỏi nhà tù đế quốc,
Võ Nguyên Giáp đã nhanh chóng tìm cách quay lại hoạt động, ra Nghệ An
trên danh nghĩa tìm việc làm, song mục đích là tìm cách bắt liên lạc với
Đảng hoạt động. Tuy nhiên, việc bắt mối không thành vì tổ chức đảng tại
_______________
1. Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và cách
mạng Việt Nam: Võ Nguyên Giáp - Tiểu sử, Sđd, tr. 48.
489