Page 488 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 488
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
Có thể thấy, từ nhận thức yêu nước đến hành động mang tính chất
chính trị đối với Võ Nguyên Giáp diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 2
năm) là một dấu ấn trong cuộc đời hoạt động, cũng là bước chuyển biến đầu
tiên về nhận thức chính trị trên con đường trở thành chiến sĩ cộng sản của vị
tướng tài ba sau này.
Do những hoạt động yêu nước, Võ Nguyên Giáp bị nhà cầm quyền đuổi
học. Trở về hoạt động tích cực tại quê hương với vai trò một trong những hạt
nhân tích cực của nhóm đọc báo tiến bộ đầu tiên ở làng An Xá một thời gian,
đến cuối năm 1927, Võ Nguyên Giáp gia nhập tổ chức yêu nước và cách
1
mạng Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội . Tháng 7/1928, “Việt Nam Cách
mạng đồng chí Hội” đổi tên thành “Tân Việt Cách mạng Đảng” thông qua
Đảng chương, chính thức trở thành một chính đảng . Trở thành đảng viên
2
Tân Việt Cách mạng Đảng là một bước tiến mới tư duy chính trị và bước
khởi đầu cho sự nghiệp hoạt động cách mạng của Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp tham gia Tân Việt cũng là lúc tổ chức này đã chịu ảnh
hưởng và có những chuyển biến mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô
sản . Võ Nguyên Giáp bắt đầu tiếp xúc và nghiền ngẫm những tài liệu về chủ
3
nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc tế, về con đường cứu nước thể hiện trong những
bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện do Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên mở ở Quảng Châu (Trung Quốc), qua đó, “tư tưởng của
chủ nghĩa cộng sản đã được cắt nghĩa lần lần qua từng trang sách” . Với sự
4
_______________
1. Tiền thân là Hội Phục Việt - một tổ chức yêu nước ra mắt vào ngày 14/7/1925, tại núi
Con Mèo (Vinh - Nghệ An); sau đó, lần lượt đổi tên thành Hội Hưng Nam (đến tháng
12/1925); Việt Nam Cách mạng Đảng (tháng 11/1926); Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội
(tháng 7/1927); Tân Việt Cách mạng Đảng (14/7/1928); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (cuối
tháng 12/1929). Người kết nạp Võ Nguyên Giáp vào Hội là Nguyễn Chí Diểu.
2. Trong đó, ghi tôn chỉ của Đảng là: “Liên hợp cả các đồng chí trong ngoài, trong thì dẫn đạo
nông công binh, quần chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức để đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa đặng kiến thiết một xã hội bình đẳng bác ái mới”. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng
toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t. 1, tr. 143. Hà Huy Tập viết: “Hoạt động thật
sự của Đảng chỉ được đánh dấu từ ngày Hội nghị tháng bảy 1928”, Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 453.
3. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 433-459.
4. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2018, tr. 24.
486