Page 492 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 492

ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...

                  Nghệ An bị  địch khủng bố, bị tổn thất nặng. Không chùn bước trước khó
                  khăn, tháng 9/1932, Võ Nguyên Giáp chuyển ra Hà Nội bắt đầu hành trình

                  bổ sung tri thức, nâng cao nhận thức chính trị, kiểm nghiệm chân lý gắn với
                  hoạt động cách mạng. Những kiến thức sâu rộng về triết học, về lịch sử, địa
                  lý (khi học tại Trường Trung học thuộc địa Albert Sarraut niên khóa 1933-

                  1934; làm giáo viên tại Trường tư thục Thăng Long từ năm 1935), về luật
                  học, về kinh tế chính trị (khi học Trường Đại học Đông Dương những năm
                  1935-1938)  đã  được Võ Nguyên Giáp vận dụng ngay trong thực tiễn hoạt
                  động của nhà báo và nhà hoạt động cách mạng. Với vai trò là nhà tổ chức,

                  biên tập viên, người viết bài của các báo tiến bộ và cách mạng như: Hồn trẻ
                  tập mới,  Le Travail (Lao  động),  Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta),
                  Rassemblement  (Tập hợp),  En Avant (Tiến lên),  Tin tức,  Thế giới.... qua

                  những bài viết mang đậm tính chất luận chiến nảy lửa như đòi Chính phủ
                  Pháp ban hành sắc lệnh về tự do tư tưởng, tự do lập hội  ở  Đông Dương,
                  chống trở lại Hiệp ước 1884... hay những phóng sự điều tra phản ánh và lên
                  tiếng bảo vệ mạnh mẽ các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân;... được

                  đăng tải, Võ Nguyên Giáp  đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào  Đông
                  Dương đại hội, cổ súy Mặt trận Dân chủ, thiết thực đóng góp vào cuộc đấu
                  tranh  đòi dân sinh, dân chủ theo chủ trương của  Đảng Cộng sản  Đông

                  Dương. Võ Nguyên Giáp còn thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế, viết nhiều
                  bài ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phát xít Nhật;
                  giới thiệu sự phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh quân sự của Liên Xô,
                  ca ngợi tinh thần đại Cách mạng Pháp (1789), cổ vũ chủ nghĩa anh hùng của
                  nhân dân Tây Ban Nha  đương  đầu với chủ nghĩa phát xít...  Đặc biệt,

                  Võ Nguyên Giáp (với bút danh Vân Đình), cùng đồng chí Trường Chinh (với
                  bút danh Qua Ninh), người được Đảng Cộng sản Đông Dương phân công phụ
                  trách về chính trị tất cả các cơ quan ngôn luận của Đảng ở Bắc Kỳ, Bí thư

                  Chi bộ báo chí ở Bắc Kỳ, viết tác phẩm Vấn đề dân cày, 2 tập, xuất bản năm
                  1937-1938, phản ánh trung thực đời sống cơ cực của giai cấp nông dân Việt
                  Nam, vạch trần và tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến tay sai, nêu rõ
                  mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, làm rõ vai

                  trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ.
                      Võ Nguyên Giáp cũng tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã
                  hội của giới báo chí, tham gia các tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ


                  490
   487   488   489   490   491   492   493   494   495   496   497