Page 487 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 487
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
Được tiếp xúc với một số thầy giáo có xu hướng tiến bộ, nhận được sự giác ngộ,
sẻ chia hoài bão từ những người bạn học “đàn anh” như Nguyễn Chí Diểu,
Nguyễn Khoa Văn..., có điều kiện tìm hiểu tin tức và nghiền ngẫm về thời
cuộc qua các tờ báo tiến bộ như An Nam, Chuông rè, Le Paria (Người cùng
khổ)..., Đặc biệt là, tận mắt chứng kiến cảnh cơ cực của thợ thuyền và tầng
lớp cần lao cũng như sức đấu tranh sôi động của các phong trào yêu nước tại
trung tâm đất “thần kinh” Huế, tình yêu quê hương, yêu đồng bào của
Võ Nguyên Giáp phát triển thành tình yêu đất nước; nhận thức về trách
nhiệm của bản thân đối với non sông nảy nở rất nhanh chóng và bắt đầu chi
phối, định hướng cho các hoạt động yêu nước của Võ Nguyên Giáp.
Hoạt động mang tính chất chính trị đầu tiên của Võ Nguyên Giáp là
tham gia cuộc vận động đòi ân xá nhà đại ái quốc Phan Bội Châu diễn ra sôi
động ở Huế vào cuối năm 1925. Chỉ sau một thời gian ngắn vào học tại
Trường Quốc học Huế, Võ Nguyên Giáp đã cùng các bạn học lấy chữ ký vào
đơn gửi Toàn quyền Varenne đòi thực dân Pháp ân xá cho cụ Phan khi nhà
yêu nước bị thực dân Pháp đưa ra xét xử, kết án chung thân . Tiếp đó,
1
Võ Nguyên Giáp tham gia tổ chức Lễ Truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh
vào tháng 3/1926, góp phần đưa Huế trở thành một trung tâm của phong
trào đấu tranh yêu nước đang bùng lan khắp cả nước. Cuối tháng 4/1927,
Võ Nguyên Giáp cùng Nguyễn Khoa Văn khởi xướng cuộc đấu tranh tổng
bãi khóa lớn của sinh viên Trường Quốc học, Trường Đồng Khánh... phản đối
nhà trường thực dân vô cớ đuổi học sinh tham gia hoạt động yêu nước, đòi
“Tự do sách báo”, “Chống giáo dục ngu dân” . Không chỉ trực diện đấu tranh,
2
Võ Nguyên Giáp còn viết bài để “Đả đảo tên tiểu bạo chúa Trường Quốc học”
để gửi đăng trên báo L’Annam ở Sài Gòn .
3
_______________
1. Nhà yêu nước Phan Bội Châu bị bắt vào tháng 6/1925. Sau khi âm mưu thủ tiêu ông bất
thành nên thực dân Pháp đưa ra xét xử tại Hội đồng đề hình, kết án khổ sai chung thân. Do
phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, chính quyền thuộc địa buộc phải ân xá cho Phan
Bội Châu và đưa cụ về giam lỏng ở Huế từ tháng 12/1925.
2. Cuộc bãi khóa khởi nguồn từ việc học sinh Trường Quốc học tiến hành bãi khóa (do
Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Khoa Văn chủ trì tổ chức) để phản đối Tổng giám thị nhà trường vô
cớ đuổi học Nguyễn Chí Diểu.
3. Bài báo với tựa đề trên được đăng trên báo L’Annam do Luật sư Phan Văn Trường làm
chủ bút báo vào tháng 6/1927.
485