Page 551 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 551
Đồng chí VÕ NGUYÊN GIÁP
VỚI HỘI NGHỊ Đ LẠT
∗
Đại tá, PGS.TS. TRẦN NGỌC LONG
T rưa ngày 24/3/1946, theo lời mời chính thức của viên Cao ủy Pháp,
trên chiếc tuần dương hạm Emile Bertin của Pháp đang thả neo tại
vịnh Hạ Long đã diễn ra một cuộc gặp gỡ lịch sử “với tất cả nghi thức long
trọng cần thiết” giữa Đô đốc D’Argenlieu với Chủ tịch Hồ Chí Minh để bàn
việc thi hành Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). Tại cuộc gặp mặt này, hai bên đã
thoả thuận: Một, vào nửa đầu tháng 4, một phái đoàn Quốc hội Việt Nam sẽ
thăm chính thức Quốc hội lập hiến Pháp. Hai, cũng vào thời điểm đó, một
hội nghị trù bị giữa đoàn đại biểu Pháp và đoàn đại biểu Việt Nam (mỗi bên
cử 12 người) sẽ diễn ra ở Đà Lạt. Ba, khi hội nghị trù bị hoàn tất công việc,
chậm nhất là vào nửa cuối tháng 5, một đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa sẽ lên đường sang Pháp để tiến hành các cuộc thương lượng
cuối cùng tại Thủ đô Paris (Pháp). Dịp này, Chính phủ Pháp cũng mời Chủ
tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức nước Pháp.
Thực hiện thỏa thuận trên, Hội nghị trù bị đã diễn ra tại thành phố
Đà Lạt từ ngày 19/4 đến ngày 11/5/1946. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa tham dự Hội nghị có 12 thành viên chính thức và 12 cố vấn do Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Tường Tam làm Trưởng đoàn và Chủ tịch Quân ủy Hội -
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp làm Phó Trưởng đoàn .
1
Sau Hiệp định Sơ bộ, thâm ý của viên Cao ủy D’Argenlieu là muốn cuộc
đàm phán chính thức diễn ra ở ngay tại Đông Dương nằm dưới quyền kiểm
_______________
∗ Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
1. Đoàn đại biểu của ta còn có các thành viên: Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Hoàng Xuân Hãn,
Vũ Văn Hiền, Vũ Hồng Khanh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Luyện, Dương Bạch Mai,
Phạm Ngọc Thạch, Bùi Công Trừng và Nguyễn Mạnh Tường.
549