Page 553 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 553
Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...
xâm lược nước ta và hành xử làm sao cho đúng, cho tế nhị để phát huy được
tối đa trí tuệ của từng thành viên trong đoàn.
Mang danh là người của Mặt trận Việt Minh, nên buổi đầu họp đoàn,
một số thành viên đã tỏ ra ý tứ và thái độ thăm dò khi chuyện trò, trao đổi
với Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, thông qua lời nói khiêm nhường, hành động
cương quyết và cách hành xử đậm chất nhân văn, Võ Nguyên Giáp đã
nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều thành viên trong đoàn. Không
phải ngẫu nhiên mà một trí thức lớn đầy cá tính và cẩn trọng như Hoàng
Xuân Hãn - thành viên đoàn đàm phán đã nhận xét: “Đây là lần đầu tiên tôi
biết cá nhân Võ Nguyên Giáp. Trái với tiếng đồn là người róng riết, Giáp đã
tỏ thái độ nhã nhặn, có tình cảm nhiều, nhưng ý tưởng thì rất kiên quyết.
Trong thời gian được ở và làm việc cùng nhau, tôi đã nhìn thấy rõ cái bản
lĩnh đặc biệt của nhà cách mệnh trẻ tuổi này” .
1
Ngay từ lúc đoàn xuất hành, trên chặng đường bay từ Hà Nội vào Đà Lạt,
do trục trặc kỹ thuật nên máy bay phải hạ cánh xuống sân bay Pắcxế (Lào).
Đoàn phải nghỉ lại một đêm tại đây để chờ sáng hôm sau máy bay từ Sài
Gòn qua đón. Trong khi một số thành viên trong đoàn bắt đầu tỏ ra lo lắng
và tự đặt nghi vấn: Có thực do trục trặc kỹ thuật hay là một mưu mô gì đây
từ phía đối phương? Liệu đoàn có tới được Đà Lạt như dự kiến không? Trước
tình thế đó, Võ Nguyên Giáp đã phá tan bầu không khí căng thẳng và lo âu
đó bằng cách chủ động gợi chuyện, kéo các thành viên trong đoàn vào cuộc
chuyện phiếm vui vẻ với nhau. Ông kể cho mọi người nghe chuyện ở chiến
khu, chuyện phong cảnh hữu tình của núi rừng Việt Bắc... rồi cả chuyện vì
sao ông vẫn chưa có vợ... Ông hứa với mọi người sau khi hoàn thành nhiệm
vụ từ Đà Lạt trở về thế nào cũng đưa cả đoàn lên thăm chiến khu và thưởng
ngoạn cảnh quan ở đó. Qua những câu chuyện phiếm và sự gần gũi rất “đời
thường” như vậy, ông đã từng bước xóa được cái hố ngăn cách “đảng phái”,
sớm tạo ra mối gắn kết giữa các thành viên trong đoàn.
Trên cương vị là Phó Trưởng đoàn, Võ Nguyên Giáp đã nghiên cứu, tìm
hiểu kỹ khả năng, sở trưởng, sở đoản của từng thành viên. Qua đó, trao đổi
với Trưởng đoàn để phân công các thành viên vào các tiểu ban một cách hợp
_______________
1. Hoàng Xuân Hãn: “Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt”, Tập san Sử - Địa, Sài Gòn số 23,
tr. 22.
551