Page 554 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 554
ĐẠI TƯỚNG, TỔNG TƯ LỆNH VÕ NGUYÊN GIÁP - MỘT T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG...
lý nhằm đấu tranh với đối phương một cách hiệu quả nhất. Bản thân ông
vừa nắm Trưởng Tiểu ban Quân sự, đồng thời tham gia cả Tiểu ban Chính
trị và Tiểu ban Kinh tế - Tài chính.
Lần đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập đoàn đàm
phán ngoại giao nên hầu như chưa một ai trong đoàn có kinh nghiệm đấu
tranh trên bàn đàm phán, hơn nữa lại phải trực tiếp đấu tranh với một “đối
thủ gạo cội” trong đàm phán, ma mãnh và lắm tiểu xảo như D’Argenlieu,
Võ Nguyên Giáp thấu hiểu những khó khăn, thử thách to lớn đang đè nặng
lên vai mình và các thành viên trong đoàn. Ngay trước khi Hội nghị khai
mạc chính thức, tranh thủ thời gian rỗi, ông đã đặt ra cho mình và một số
thành viên trong đoàn nhiều tình huống, nhiều giả thuyết rồi cùng nhau
bàn luận và đề xuất cách “cởi nút thắt”. Điều quan trọng nhất với Võ
Nguyên Giáp là phải phán đoán chính xác ý đồ của phía Pháp trên từng vấn
đề để qua đó bàn thảo tìm phương sách đấu tranh hợp lý.
Đoàn Pháp đến Hội nghị Đà Lạt có 12 thành viên do Cao ủy D’Argenlieu
và Max André làm Đồng Trưởng đoàn, Cựu Công sứ Mesmer phụ trách về
chính trị, Bourgoin - Cựu quan chức chính quyền Đông Dương phụ trách về
kinh tế - tài chính, tướng Salan phụ trách về quân sự, Gourou - Cựu giáo
chức trường Albert Sarraut phụ trách về văn hóa... Đây đều là những gương
mặt đại diện cho phái hữu trên chính trường Pháp, đều có nhiều gắn bó với
chế độ thuộc địa và kinh nghiệm lọc lõi trong đàm phán; một số người trong
số này như D’Argenlieu, Salan, Pignon... Võ Nguyên Giáp đã từng có dịp
được “chạm trán”, tiếp xúc, trao đổi, tranh luận. Với một thành phần như
vậy, Võ Nguyên Giáp đã dự báo trước nhiệm vụ đấu tranh của phái đoàn tại
Hội nghị này sẽ rất khó khăn.
Quả đúng như vậy, ngay từ khi Hội nghị chưa khai mạc, phía Pháp đã
gây ra một số khó khăn, phiền toái, cản trở và lung lạc tinh thần các thành
viên trong phái đoàn ta. Một ngày trước khi họp chính thức, phía Pháp
tuyên bố thay đổi trưởng đoàn mà không báo trước; rồi họ bố trí cho 2 trưởng
đoàn lên chào Cao ủy Pháp tại Đông Dương với thâm ý “Cao ủy sẽ trùm lên
cả hai phái đoàn” và như vậy phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ
được xếp vào hàng “đại biểu địa phương” trong “xứ Đông Dương”. Chưa dừng
lại ở đó, hôm sau người của họ còn tới khách sạn nơi phái đoàn ta đang ở đòi
trục xuất Tạ Quang Bửu, lấy cớ ông không có tên trong danh sách. Chưa
552