Page 559 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 559

Phần thứ hai: T I NĂNG QUÂN SỰ XUẤT CHÚNG, CỐNG HIẾN ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC...


                  tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra trong tương lai...
                  Lịch sử sẽ chứng minh lời nói của chúng tôi là đúng” . Như một phản ứng
                                                                               1
                  dây chuyền, tiếp nối lời tuyên bố hùng hồn của Võ Nguyên Giáp về vấn đề
                  Nam Bộ, các thành viên đoàn Việt Nam lần lượt đứng lên bày tỏ thái độ.
                  Nguyễn Mạnh Tường khẳng định: “Nam Bộ là thịt của thịt chúng tôi; là máu

                  của máu chúng tôi”, Nguyễn Văn Huyên thì thâm ý hơn: “Không phải là
                  Nam Bộ của Việt Nam mà là Việt Nam của Nam Bộ”...
                      Phiên họp toàn thể cuối cùng bị bao phủ một bầu không khí căng thẳng
                  tột độ do thái độ trịch thượng, lố bịch và xấc xược, thiếu tinh thần xây dựng

                  của phía đoàn Pháp, đặc biệt là của D’Argenlieu và Mesmer. Không thể tiếp
                  tục kìm nổi sự tức giận, Võ Nguyên Giáp đứng phắt dậy dõng dạc tuyên bố:
                  “Nếu các ông cố tình phá hoại cuộc thương thuyết để tiếp tục chiến tranh

                  xâm lược thì chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành mảnh đất buộc người Pháp
                  các ông phải đền tội”. Nói xong, ông ôm cặp tài liệu đi thẳng ra cửa trước
                  nhiều cặp mắt ngơ ngác, bất ngờ và ngạc nhiên dõi theo của nhiều đại biểu.
                  Vừa bước ra khỏi phòng, Võ Nguyên Giáp quay ngoắt lại đóng sập cánh cửa -

                  tiếng “sập cửa” đi vào lịch sử đã thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người
                  có mặt lúc đó và rồi trở thành đề tài của nhiều nhà nghiên cứu về sau này.
                  Thậm chí có người đã so sánh “tiếng sập cửa” ở Hội nghị Đà Lạt (5/1946) với

                  “tiếng sập cửa” 9 năm sau đó ở Điện Biên Phủ (5/1954).
                      Hội nghị Đà Lạt kết thúc sau hơn 3 tuần làm việc căng thẳng mà không
                  thu được kết quả cụ thể nào do lập trường thực dân cố hữu của phía Pháp. Ít
                  người biết rằng trong Chỉ thị ngày 14/4 mà Paris gửi cho Phái đoàn dự Hội
                  nghị Đà Lạt của họ đã nói rõ: Phải làm sao chứng minh cho thiên hạ thấy

                  rằng nguồn gốc tan vỡ của Hội nghị trù bị Đà Lạt là do phía Việt Nam gây
                  ra.  Ấy vậy mà tờ  L’Entente của Pháp xuất bản  ở Hà Nội số ra ngày
                  12/5/1946 - một ngày sau khi Hội nghị kết thúc - đã có bài tường thuật khá

                  dài về Hội nghị Đà Lạt, trong đó bình luận một cách xuyên tạc rằng: Thực
                  chất thất bại của Hội nghị  Đà Lạt là kết quả  điều hành của Phó Trưởng
                  đoàn Võ Nguyên Giáp - một Bộ trưởng Cộng sản.
                      Hơn nửa thế kỷ sau Hội nghị Đà Lạt, nhiều người lại biết thêm một chi

                  tiết khá thú vị về Võ Nguyên Giáp tại hội nghị này qua tiết lộ của Cơri - một
                  _______________

                      1. Võ Nguyên Giáp: Tổng tập hồi ký, Sđd, tr. 278.

                                                                                                   557
   554   555   556   557   558   559   560   561   562   563   564