Page 20 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 20

Ban đầu, có lẽ đền Preah Vihear là nơi tu hành của
           một nhóm tu sĩ ẩn dật. Việc xây dựng ngôi đền này có liên
           quan tới một hoàng tử, con trai vua Jayavarman II,
           người đã cho xây dựng một ngôi đền thờ thần Siva
           vào đầu thế kỷ IX. Các di vật được tìm thấy tại đền
           cho thấy có một số yếu tố thuộc phong cách Banteay
           Srei cuối thế kỷ X. Tuy nhiên, những kiến trúc còn
           lại  cho  phép  khẳng  định  rằng  phần  lớn  ngôi  đền
           được xây dựng dưới thời các vua Suryavarman I và
           Suryavarman II trong nửa đầu thế kỷ XI và nửa đầu
           thế kỷ XII. Bốn minh văn chữ Phạn và Khmer được
           phát hiện không những chỉ ra niên đại rõ ràng mà còn
           cho thấy vua Suryavarman I đã dồn nhiều tâm trí vào
           việc xây dựng ngôi đền. Vua đã cho dựng các linga
           dưới dạng các cột đá có khắc chữ tại nhiều nơi khác
           nhau trên vương quốc rộng lớn của ông và một trong
           số các cột đá này được dựng ở đền Preah Vihear vào
           đầu thế kỷ XI. Việc xây dựng đền Preah Vihear được
           hoàn thành vào thế kỷ XII khi vua Suryavarman II
           giao việc chỉ huy công trình này cho một trong những
           kiến trúc sư tốt nhất của mình là Divakarapandita.
               Đền Preah Vihear là một quần thể kiến trúc độc
           đáo,  gồm  một  loạt  các  công  trình  được  liên  kết  với
           nhau bằng một hệ thống đường lát gạch/đá và những
           bậc tam cấp dẫn lên điện thờ. Có thể nói, Preah Vihear
           là một kiệt tác nổi bật của kiến trúc Khmer xét trên
           phương diện quy hoạch, điêu khắc và mối liên hệ của
           ngôi đền với khung cảnh tự nhiên xung quanh. Điểm
           đặc  trưng  nổi  bật  của  đền  Preah  Vihear  là  những
           đường nét chạm khắc tinh xảo trên nền đá sa thạch


           18
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25