Page 21 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 21
đỏ, một phong cách đặc trưng của Campuchia, gần
giống với nét kiến trúc ở đền Banteay Srei nằm trong
quần thể Angkor cách đó khoảng 150km.
Kiến trúc phức hợp của ngôi đền chạy theo trục
Bắc - Nam dài 800m, bao gồm một đường lát gạch/
đá và những bậc tam cấp dẫn lên điện thờ nằm trên
đỉnh khu vực đền thờ ở phía nam (cao 120m so với
khu phía bắc và 525m so với đồng bằng Campuchia).
Xung quanh đền là các thư viện và tháp cao nhưng
hiện nay phần lớn các kiến trúc phụ xung quanh đền
đều bị đổ nát nghiêm trọng. Đường lên điện thờ có
năm cột đá lớn được đánh số thứ tự tính từ bên ngoài
ngôi đền và từ cao đến thấp (du khách sẽ gặp cột đá
thứ năm đầu tiên). Mỗi cột đá có độ cao khác nhau và
cách nhau bằng một vài bậc thang. Ở vị trí đứng của
mỗi cột, khách tham quan đều không thể thấy toàn
bộ quang cảnh ngôi đền trừ khi bước vào cổng chính.
Cột thứ năm được xây theo kiểu kiến trúc Konker,
trong khi cột thứ tư nằm ở phía sau được xem là một
kiệt tác của Preah Vihear. Cột thứ ba lớn nhất và
nằm giữa hai phòng lớn. Muốn đến được đền thờ phải
đi thông qua hai sân liên tiếp nhau.
Dù rất cổ kính nhưng đền Preah Vihear đã được
bảo quản khá tốt. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến
điều này. Thứ nhất, đền Preah Vihear nằm ở vị trí
khá hẻo lánh và tương đối khó khăn khi tiếp cận. Từ
phía Campuchia, chỉ có một con đường duy nhất dẫn
lên ngôi đền nhưng lại phải leo dốc rất cao. Từ phía
Thái Lan có thể đến ngôi đền dễ hơn nhưng trong thời
gian trước đây, chính quyền Thái Lan ít quảng bá cho
19