Page 33 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 33
Brahma, sau đó lại cho đó là của thần Siva. Chỉ đến
năm 1925, sau khám phá của H. Pacmangchie thì
người ta mới nhận ra đây chính là khuôn mặt của
Bồ tát. Trên cơ sở đó, G. Coedes đã chỉ ra rằng các
mặt trên các tháp Bayon chính là chân dung của vua
Jayavarman VII được thể hiện dưới hình dáng của Bồ
tát từ bi cứu khổ cứu nạn. Có thể nói Angkor Thom
và đại diện là Bayon đã đánh dấu bước chuyển trong
đời sống tôn giáo của Campuchia từ Hinđu giáo sang
Phật giáo Đại thừa. Nếu như Angkor Wat là công
trình kiến trúc Hinđu giáo thì Angkor Thom là công
trình kiến trúc Phật giáo. Bayon là ngôi đền núi ở
trung tâm kinh đô Angkor Thom và là biểu trưng cho
núi Meru, trung tâm thế giới trong thần thoại Hinđu
giáo và Phật giáo. Bayon cũng đồng thời biểu trưng
cho quyền lực của vương triều, của Jayavarman VII,
ông vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Campuchia.
Đền Bayon là đền tháp ba tầng mở ra bốn hướng.
Tầng một và tầng hai là hai hồi lang kín đồng tâm
theo truyền thống kiến trúc Khmer với kích thước thu
hẹp dần. Tầng một kích thước 160m x 140m. Tầng hai
kích thước 80m x 70m. Khu vực trung tâm của Bayon
gồm 16 tháp lớn, tượng trưng cho 16 khu vực hành
chính của Campuchia. Tháp chính cao 23m nằm trên
nền tròn, đường kính 25m. Trên tất cả bốn mặt của
52 tháp đều tạc những mặt người với nụ cười bí ẩn.
Trong điện thờ chính ở Bayon có đặt một pho tượng
Phật. Theo các nhà nghiên cứu, hình mặt người trên
các tháp chính là hình ảnh của vua Jayavarman VII
được đồng nhất với Bồ tát nhằm khẳng định quyền
31