Page 35 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 35

chọi gà, lễ hội hay cảnh hành quân và chiến tranh
           với Champa. Cũng vẫn là những cảnh sinh hoạt đời
           thường nhưng các bức phù điêu trên tường ở hồi lang
           phía trong lại mô tả chủ yếu cuộc sống trong cung
           đình với các cảnh vũ nữ đang múa, vua đang thiết
           triều hay cưỡi voi ra ngoài thành. Có thể nói, đời sống
           văn hóa, xã hội của Campuchia thời Jayavarman VII
           được phản ánh khá đầy đủ và hết sức sinh động qua
           các bức phù điêu ở Bayon. Vì thế, có người cho rằng
           phù  điêu  ở  Bayon  là  một  tư  liệu  lịch  sử  vô  giá,  là
           bộ bách khoa bằng đá đồ sộ phản ánh sinh hoạt của
           người dân Khmer thời xưa. Chỉ ở tầng trên cùng, các
           bức phù điêu của Bayon mới mang nội dung tôn giáo
           với các cảnh thể hiện các tích về nhà Phật hoặc các
           tiên nữ Apsara.
               Cũng như Angkor Wat, Bayon trước đây hết sức
           lộng lẫy. Các dấu vết còn lại cho thấy nhiều chi tiết
           kiến trúc, điêu khắc trước đây được dát, trang trí bằng
           vàng, bạc và đá quý. Một bia ký nói rằng để trang
           trí cho Bayon người ta đã phải dùng đến 5 tấn vàng,
           5 tấn bạc và 40 nghìn viên đá quý. Công phu, tiền của,
           tài trí đổ ra để xây dựng Bayon là vô cùng lớn. Theo
           tính toán của nhà nghiên cứu mỹ thuật người Pháp
           là Grosolie thì chỉ riêng việc chạm khắc tất cả những
           hình bằng đá ở Bayon đã cần tới 1.000 nhà điêu khắc
           giỏi làm việc chuyên cần trong 20 năm. Trong lịch
           sử Campuchia thời kỳ cổ trung đại, Jayavarman VII
           được đánh giá là ông vua vĩ đại nhất, tương ứng với
           thời kỳ hoàng kim của lịch sử Angkor. Người ta ước
           tính trong thời gian trị vì của mình, Jayavarman VII


                                                            33
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40