Page 36 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 36
đã sử dụng số lượng đá để xây dựng các công trình
nhiều hơn tất cả các ông vua trước đó của Angkor
cộng lại. Vì vậy, Angkor đã suy yếu nhanh chóng
ngay sau khi Bayon được xây dựng xong. Bayon là
ánh sáng của một ngôi sao băng trong lịch sử kiến
trúc Khmer. Lịch sử vẫn tiếp tục cuộc hành trình của
nó và biết bao triều đại, con người đã thay đổi, nhưng
Bayon, ngôi đền kỳ vĩ và lãng mạn nhất của dân tộc
Khmer với nụ cười huyền bí, vẫn trường tồn cùng đất
nước Campuchia.
4. Quần thể kiến trúc Hoàng Cung Campuchia
Tọa lạc tại thủ đô Phnom Penh trên một khu đất
có diện tích 183.135m , Hoàng Cung Campuchia được
2
xây dựng và hoàn thiện dần dần qua nhiều đời quốc
vương trong suốt hơn một thế kỷ qua với những điện,
đền mái hình tháp kiên cố - vốn là kiến trúc tiêu
biểu của người Khmer. Đây không chỉ là nơi làm việc,
sinh hoạt của gia đình quốc vương và các quan khách
nước ngoài mà còn là địa điểm diễn ra các nghi thức
ngoại giao và nghi lễ của hoàng gia. Tên gọi đầy đủ
của Hoàng Cung trong tiếng Khmer là Preah Barom
Reachea Vaeng Chaktomuk. Các vua Campuchia đã
ở đây từ năm 1866 khi cung điện được xây dựng,
ngoại trừ một thời kỳ gián đoạn khi lực lượng Khmer
Đỏ cai trị Campuchia.
Hoàng Cung là một khu phức hợp các di tích bao
gồm cung điện hoàng gia với chùa Bạc và sự kết hợp
của rất nhiều công trình khác tạo thành một quần
thể kiến trúc nổi bật ở thủ đô Phnom Penh. Tọa lạc
tại bờ tây, nơi gặp nhau của bốn nhánh sông Mê Kông
34