Page 34 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 34
lực cũng như ước mong cứu vớt dân chúng của nhà
vua. Pierre Loti, một nhà nghiên cứu phương Tây lần
đầu tiên nhìn thấy Bayon khi ấy còn bị rừng cây bao
phủ đã ghi lại cảm xúc kỳ lạ rằng “... tôi bỗng rùng
mình với một niềm kinh hãi không rõ rệt khi tôi bị
nhìn từ nụ cười cố định, rộng mở trên khuôn mặt từ
trên cao nhìn xuống tôi dưới này... những nụ cười ấy
có ở khắp nơi và tôi cảm thấy mình bị bí mật theo dõi
từ mọi ngóc ngách của ngôi đền”. Còn H. Parmentier,
nhà khảo cổ hằng ngày tiếp xúc với các di tích Khmer
cũng không thoát khỏi cảm giác bị ám ảnh bởi Bayon.
Ông đã viết: “Trước khi chúng tôi bắt đầu công tác
tại đấy, ngôi đền Bayon là một mê hồn trận khó hiểu,
thậm chí nguy hiểm nữa, cho nên mặt khác nó bám
chặt lấy trí tưởng tượng của người ta và gây ra một tác
động kỳ lạ và lãng mạn lên cảm giác của con người”.
Bayon cũng là công trình kiến trúc duy nhất của
Khmer không có tường rào bao quanh. Đây cũng là
điều khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn. Song có
lẽ hợp lý và thuyết phục nhất cho đến nay vẫn là ý
kiến cho rằng tường thành và hào bao quanh Angkor
Thom cũng chính là tường rào của đền Bayon.
Chủ đề trên các bức phù điêu của Bayon cũng
khác so với Angkor Wat. Nếu như các cảnh diễn đạt
trên các bức phù điêu dọc tường các hồi lang ở Angkor
Wat là các cảnh lấy từ thần thoại Ấn Độ thì các bức
phù điêu ở Bayon mang chủ đề huyền thoại tôn giáo
đã bớt đi nhiều, thay vào đó là các cảnh liên quan
đến sinh hoạt thường ngày của người dân Khmer.
Trên các hồi lang bên ngoài ta có thể thấy các cảnh
32