Page 52 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 52

thạch sọ người tiền sử đã được tìm thấy tại khu di chỉ
           này. Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã kết luận
           đây là di cốt hóa thạch của người Pithekanthropus,
           về sau thường được gọi là người vượn Java.
               Bên  cạnh  các  mẫu  xương  hóa  thạch,  các  nhà
           khảo cổ còn tìm thấy nhiều công cụ lao động bằng đá
           của thời kỳ tiền sử. Đây là bằng chứng cho thấy dấu
           hiệu sinh sống của người tiền sử tại khu vực này từ
           khoảng 1,5 triệu năm trước.
               Những phát hiện khảo cổ học từ năm 1938 đến
           năm 1941 tại Sangiran đã đem lại một bức tranh khá
           rõ nét về quá trình tiến hóa của con người và cuộc
           sống của họ trên đất Inđônêxia. Nó cũng cho phép
           khẳng định Inđônêxia là một trong những địa điểm
           quan trọng đã chứng kiến những bước đi đầu tiên của
           loài người, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử sơ
           khai của nhân loại. Chính vì vậy, năm 1996, tổ chức
           UNESCO đã công nhận di chỉ khảo cổ của người tiền
           sử ở Sangiran là Di sản văn hóa thế giới.

               2. Borobudur - Ngôi đền núi kỳ vĩ trên đất
           nước vạn đảo
               Ngay chính giữa vùng đồng bằng Kedu trù phú
           ở trung tâm đảo Java nổi lên một quần thể đền tháp
           Phật giáo lớn có tên gọi là Borobudur.
               Ngôi đền kỳ vĩ này được xây dựng vào khoảng
           năm 850 - dưới thời trị vì của vương triều Phật giáo
           Sailendra ở miền Trung đảo Java. Nằm sừng sững
           trên đỉnh một đồi cao, Borobudur mang dáng vẻ vừa
           uy nghi, đồ sộ, vừa cổ kính, tôn nghiêm, ẩn chứa vô
           vàn triết lý sâu xa của đạo Phật.


           50
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57