Page 54 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 54

hiền lành, phúc đức sẽ được lên thiên đường. Ở đây,
           ta có thể bắt gặp cảnh địa ngục bên cạnh hàng loạt
           hình ảnh thiên đường với chim kêu, hoa nở, tiên nữ
           múa ca,...
               Lớp thứ hai (gồm bốn tầng ở giữa) cũng có bình
           đồ hình vuông với các bức tường được phủ kín phù
           điêu nối tiếp nhau mô tả các tích truyện về cuộc đời
           đức Phật, các vị Bồ Tát, những con người giác ngộ
           vượt qua mọi tội lỗi,... Đây là lớp “Sắc giới” phản ánh
           cõi  tu  hành,  cảnh  giới  cao  hơn  “Dục  giới”,  khi  con
           người đã biết hướng tới cái thiện, dù chưa đạt được
           giới cao nhất của Phật pháp. Tất cả đều thể hiện sự
           “giải thoát” theo giáo lý Phật giáo.
               Toàn bộ những bức phù điêu ở lớp thứ nhất và lớp
           thứ hai của Borobudur đều mang dấu ấn của phong
           cách cổ điển Ấn Độ: lặng lẽ, trang nghiêm và đầy vẻ
           quyến rũ.
               Qua khỏi thế giới của nhà Phật, qua những bức
           tường dày đặc phù điêu là tới lớp kiến trúc thứ ba
           của Borobudur gồm ba tầng lộ đài hình tròn với 72
           tháp Phật (stupa) được chạm trổ ô hình mắt cáo chứa
           72  tượng  Phật  ngồi  ở  tư  thế  thuyết  pháp  trầm  tư,
           siêu thoát. Theo quan niệm vũ trụ của Phật giáo, nơi
           đây tượng trưng cho “Vô sắc giới” - thế giới của sự vô
           cùng, vô tận; thế giới của hư vô. Trên cùng của ngôi
           đền, tại chính giữa là ngọn tháp chuông lớn như đưa
           tâm trí người xem thoát khỏi mọi ràng buộc của trần
           thế để hòa đồng vào thế giới đó.
               Nhìn vào kết cấu ba lớp tượng trưng cho Tam giới
           theo quan niệm của Phật giáo ở Borobudur, người ta


           52
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59