Page 55 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 55
có thể dễ dàng nhận ra con đường tu luyện thành
Phật thật gian nan, phải trải qua tất cả các tầng tu
luyện từ thấp đến cao; nếm trải sinh, lão, bệnh, tử;
vượt qua các dục vọng tầm thường để giác ngộ được
cõi thiện và vô thường; sau cùng là sự giải thoát khỏi
kiếp luân hồi.
Sau khi vương triều Sailendra sụp đổ, ngôi đền
tháp Borobudur đã bị bỏ hoang và dần rơi vào quên
lãng trong suốt gần 10 thế kỷ. Toàn bộ ngôi đền đã bị
đất, tro bụi của núi lửa và cây cối phủ kín. Đến năm
1814, một phái đoàn các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu của châu Âu được sự hỗ trợ của chính quyền Hà
Lan đã phát hiện ra Borobudur. Nhưng do bị bỏ hoang
quá lâu nên ngôi đền đã đổ nát và hư hỏng nhiều.
Năm 1970, Chính phủ Inđônêxia đã gửi thông điệp
xin trợ giúp tới UNESCO. Sau đó, một ban phục chế
Borobudur của UNESCO đã được hình thành. Sau
12 năm làm việc với sự tham gia của 600 nhà nghiên
cứu, nhà khảo cổ và phục chế có tên tuổi trên thế giới
cũng như phải tiêu tốn mất gần 50 triệu đô la, công
việc trùng tu Borobudur mới được hoàn thành.
Hiện nay, Borobudur là một trong những địa
điểm được du khách viếng thăm nhiều nhất khi tới
Inđônêxia. Borobudur là một bài ca trên đá về con
đường giải thoát của đạo Phật. Nhưng hơn thế, đó còn
là bài ca tuyệt vời về bàn tay lao động tài hoa, sáng
tạo của con người. Ngôi đền không chỉ là một kỳ quan
tuyệt vời của quốc gia vạn đảo, mà còn là một di sản
vô giá của nhân loại. Vì thế, năm 1991, công trình
kiến trúc kỳ vĩ này đã được UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa thế giới.
53