Page 60 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 60
Đến thế kỷ X, khi vương triều Sanjaya dời đô về
Đông Java thì ngôi đền Loro Gionggrang dần dần bị
bỏ hoang và hư hỏng theo thời gian. Đến thế kỷ XVI,
một trận động đất lớn xảy ra tại Inđônêxia đã khiến
cho tháp chính và nhiều đền tháp nhỏ trong quần
thể sụp đổ. Do không có kinh phí và không còn được
quan tâm như thời hoàng kim nên chính quyền địa
phương thời kỳ đó đã bỏ mặc khu phế tích này. Vào
năm 1811, dưới thời kỳ đô hộ của vương quốc Anh,
nhà thám hiểm Collin Mackenzie đã tình cờ tới Loro
Gionggrang và phát hiện ra quần thể đổ nát này.
Ngay lập tức, chính quyền vương quốc Anh đã cho
khám phá toàn bộ khu phế tích. Tuy nhiên sau đó,
khu vực này không những không được trùng tu mà
còn bị người Hà Lan và Anh lấy trộm các bức phù
điêu về trang trí tại vườn nhà riêng của mình. Đến
năm 1880, nhiều nhà khảo cổ tâm huyết đã tìm đến
khám phá, nghiên cứu khu vực phế tích song những
việc làm đó chỉ càng khiến cho quần thể đền tháp
được biết đến nhiều hơn và các hiện vật bị mất trộm
nhiều hơn. Cho đến tận năm 1918, việc trùng tu, tôn
tạo mới thực sự được bắt đầu và đến năm 1930 thì
công việc này bắt đầu quy chuẩn với sự giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế. Nhưng vì có quá nhiều tác phẩm
bằng đá, các bức phù điêu đã bị lấy mất nên việc phục
chế không thể hoàn tất. Cho đến hiện nay, nhiều đền
tháp nhỏ vẫn chưa được phục dựng lại, chỉ thấy nền
móng xưa còn sót lại vẫn hiện rõ trên mặt đất.
Với những giá trị về kỹ thuật xây dựng, bố cục
kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc,
58