Page 59 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 59
được tạc trong tư thế chiến binh, với bộ mặt đen sì,
hai chân đạp lên con “quỷ trâu” mà bà vừa giết chết,
tay cầm binh khí. Đặc biệt, tay phải bên dưới của nữ
thần đang túm tóc con quỷ tí hon Mahesa - tượng
trưng cho sự ngu dốt, tối tăm trong thần tích của
Hinđu giáo. Đứng ở hai bên gian phòng phía đông là
tượng Siva Mahakla và Siva Nandisvara cưỡi trên
mình bò thần Nandin. Trong đền thờ thần Brahma
có bức tượng thần Brahma cao 2,4m; còn trong đền
thờ thần Visnu có tượng thần Visnu bốn tay. Ngoài
ra, trong các đền nhỏ có tượng thần bò Nandin, thần
Mặt trời Surya, thần Mặt trăng Sandra,...
Tuy nhiên, cũng giống như Borobudur, chính phù
điêu trang trí mới đem lại giá trị lớn lao cho Loro
Gionggrang. Tổng thể 43 bức phù điêu ở đền thờ thần
Siva và 30 bức phù điêu ở đền thờ thần Brahma đã
tập trung khắc họa lại nội dung của bộ sử thi vĩ đại
Ramayana. Chính vì thể hiện nội dung của sử thi nên
các bức phù điêu của Loro Gionggrang không chỉ rất
sinh động mà còn đầy kịch tính. Nếu như các bức phù
điêu cũng như toàn bộ kiến trúc của Borobudur đưa
người xem tới trạng thái siêu thoát thì phù điêu của
Loro Gionggrang lại mang đến hình ảnh về ba thế
giới: thế giới thực - thế giới của người trần tục, thế
giới của các bậc tăng đạo và thế giới của thần linh mà
hiện thân của các thần trên mặt đất là vua. Vì vậy, ở
đây ta sẽ bắt gặp hình vũ nữ, nhạc công, các vị thần
linh và cả các thiên nhân; thậm chí là những hình
ảnh đời thường như: đồ dùng, bát đĩa, chim muông,
gia cầm, gia súc,...
57