Page 141 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 141
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy
định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài
sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành
chính và xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Cùng với “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế, thể chế,
công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu
tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành
đúng đắn, không bị “tha hóa”. Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện
và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch,
trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị và các biện pháp bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ
quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật. Phát huy
vai trò giám sát việc thực thi quyền lực thông qua công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng; thanh tra, kiểm toán của Nhà nước;
giám sát của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, của cơ quan
tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, của nhân
dân và xã hội.
Năm là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng
lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh và các cơ quan nội chính từ Trung ương đến địa phương.
Xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để ngăn ngừa
có hiệu quả sự tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động
của các cơ quan này. Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản
lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; không chịu bất cứ sức ép
không trong sáng nào của tổ chức, cá nhân; bất cứ sự cám dỗ,
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 139
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM