Page 139 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 139
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kích động, chia rẽ, chống
phá Đảng, Nhà nước ta; xử lý nghiêm việc đưa tin sai sự thật, vu
cáo, bịa đặt, gây hậu quả xấu.
Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín
những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể tham nhũng, tiêu cực”.
Thể chế nói chung, thể chế về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực nói riêng, cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực
và cơ chế kiểm soát quyền lực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác
dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng, tiêu cực. Phải xây
dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực
đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng
đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu
đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phải có cơ chế
kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản
lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi
ích”, “sân sau”, “tư duy nhiệm kỳ”; ngăn chặn nguy cơ nảy sinh
tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp.
Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực,
trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra,
phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; và bảo vệ người tích cực
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khuyến khích và
bảo vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra,
kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng;
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 137
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM