Page 137 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 137
nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;...
Quán triệt mục tiêu và những định hướng lớn nêu trên,
trong những năm tới, chúng ta, trước hết là Ban Chỉ đạo Trung
ương, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan nội chính Trung
ương cũng như địa phương, cần tiếp tục phát huy mạnh hơn nữa,
tốt hơn nữa những kết quả, thành tích to lớn và những bài học
kinh nghiệm quý báu của 10 năm qua; nỗ lực phấn đấu nhiều
hơn nữa trên con đường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động trong giai đoạn phát triển mới.
Với tinh thần đó, Hội nghị của chúng ta đã đồng tình, thống
nhất cao về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong
thời gian tới mà Báo cáo đã nêu, cũng như ý kiến phát biểu tham
luận đầy trách nhiệm và tâm huyết của các đại biểu. Tôi chỉ
nhấn mạnh, lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Một là, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả
công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không
tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi
tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để
nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm
chính, chống tha hóa, biến chất. Phải quán triệt, tuyên truyền,
giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp,
quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực; về sự nguy hại của tham nhũng, tiêu cực,... tạo sự tự
giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của
người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan,
tổ chức, đơn vị, địa phương.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 135
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM