Page 213 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 213

Đổi mới đội ngũ cán bộ có nghĩa là lựa chọn, sắp xếp lại cán

            bộ, kiện toàn cho được các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà
            nước, các cơ quan tham mưu, tổng hợp, các ngành quan trọng về
            kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, các chức vụ chủ chốt của
            các tỉnh, các huyện, các cơ sở trọng yếu của nền kinh tế quốc dân.

            Đồng thời phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ cán
            bộ có đủ kiến thức và năng lực lãnh đạo, quản lý, có phong cách
            làm việc mới, có sức chiến đấu cao, đáp ứng được yêu cầu mới.

                 Muốn  đổi  mới  được  đội  ngũ  cán  bộ,  phải  nắm  vững  tiêu
            chuẩn cán bộ và đổi mới quan điểm về đánh giá cán bộ. Phải
            lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm
            chất và năng lực cán bộ, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm

            vụ chính trị để bố trí cán bộ. Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ
            nghĩa, trước hết là nhiệm vụ xây dựng kinh tế, đang đòi hỏi phải
            có những cán bộ có phẩm chất và năng lực phù hợp. Đó là những

            cán bộ có tư duy kinh tế mới, nắm vững và biết vận dụng sáng tạo
            đường lối, chính sách của Đảng, giàu tính năng động, chủ động,
            nhạy bén với cái mới, mạnh bạo suy nghĩ, tìm tòi, dám thay đổi
            những phương pháp công tác và cách làm ăn cũ kỹ, biết tính toán

            sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc xóa bỏ cơ
            chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang thực hiện cơ chế
            quản lý mới đang làm xuất hiện nhiều cán bộ có tài năng. Chúng

            ta cần kịp thời phát hiện và cất nhắc những tài năng đó.
                 Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, bên cạnh kiến thức
            và năng lực tổ chức, phải đặc biệt chú trọng vấn đề phẩm chất
            chính trị, vững vàng trên lập trường giai cấp công nhân, thông

            suốt đường lối của Đảng, năng động, sáng tạo trên cơ sở những
            nguyên tắc quản lý kinh tế của chủ nghĩa xã hội, có tính tổ chức
            và kỷ luật cao, có phong cách lãnh đạo tốt, cần kiệm, giản dị,

            gương mẫu trong lối sống, đoàn kết tập hợp được mọi người.


                           Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC  211
                                                         TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC
   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218