Page 343 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 343
đổi mới không hề coi nhẹ, hạ thấp, hoặc phủ nhận sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản. Trái lại, luôn luôn chăm lo xây dựng Đảng,
bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Càng đi vào đổi mới,
Đảng càng coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò và
năng lực lãnh đạo của Đảng. Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986)
khẳng định: “Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị
của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa” .
1
Sau Đại hội VI, với phương hướng “đổi mới tư duy, đổi mới
tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách công tác”, các cấp ủy
đảng đã triển khai thực hiện sâu rộng nhiệm vụ xây dựng Đảng.
Bộ Chính trị có Nghị quyết số 04 về làm trong sạch đảng, trong
sạch bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Ban
Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết số 05 về một số nhiệm vụ
cấp bách của công tác xây dựng Đảng. Hội nghị Trung ương 6
(tháng 3/1989) trên cơ sở sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội VI của Đảng, đã rút ra năm nguyên tắc chỉ đạo công cuộc
đổi mới, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của sự lãnh đạo
của Đảng, phê phán những khuynh hướng phủ nhận hoặc hạ
thấp sự lãnh đạo của Đảng. Tại Hội nghị này, Trung ương đã phê
phán và bác bỏ tư tưởng “đa nguyên, đa đảng”, khẳng định dứt
khoát ở Việt Nam chỉ có một đảng lãnh đạo đó là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Liên tiếp hai Hội nghị Trung ương sau đó (Hội nghị
lần thứ bảy và lần thứ tám) bàn về công tác tư tưởng và công tác
quần chúng của Đảng. Đại hội VII thông qua Cương lĩnh, chỉ ra
phương hướng tăng cường công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ
đổi mới.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.47,
tr.364-365 (B.T).
Phần thứ hai: NHẤT QUÁN PHƯƠNG CHÂM: PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC 341
TỪ SỚM, TỪ XA, CẢ NGỌN LẪN GỐC