Page 494 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 494
thì nói chẳng ai nghe, làm chẳng nên trò trống gì. Vả chăng, khi
tập thể và cấp trên giao cho người nào đó một chức vụ nào đó tức
là đã căn cứ vào phẩm chất, năng lực và uy tín của anh ta rồi.
Không có uy tín, làm sao anh ta có thể được cất nhắc và đề bạt?
Nhưng dĩ nhiên sự đời không đơn giản như vậy. Không phải
hễ cứ có chức vụ là đã có uy tín, càng không phải đã có uy tín đầy
đủ. Uy tín, theo đúng nghĩa chân chính của nó là sự tín nhiệm
mà người đó có được bằng chính phẩm chất và tài năng của mình.
Chức vụ không đẻ ra uy tín, không quyết định uy tín. Uy tín
không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với chức vụ. Thực tế đã
chẳng có những người ở cương vị khá cao, thậm chí rất cao nhưng
lại không có uy tín hoặc uy tín quá thấp đó sao? Ở nơi này nơi nọ,
đã chẳng có những “thủ trưởng” nói mà quần chúng và cấp dưới
không muốn nghe, thậm chí còn bị quần chúng chê trách, muốn
“tẩy chay” đó sao?
Rõ ràng, giữa chức vụ và uy tín tuy có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, nương tựa vào nhau, nhưng không phải là một. Theo ý
nghĩa nào đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa chức vụ và uy tín như
mối quan hệ giữa hình thức và nội dung. Chức vụ là hình thức,
còn uy tín là nội dung. Chức vụ là điều kiện khách quan để củng
cố và nâng cao uy tín, trong khi uy tín là cái quyết định sự tồn tại
của chức vụ. Nếu uy tín mất đi thì theo quy luật thông thường,
chức vụ trước sau cũng sẽ mất theo.
Trong thực tế cũng có những trường hợp một người nào đó
ở tập thể này thì có uy tín, nhưng khi chuyển sang tập thể khác
lại không có uy tín, hoặc ngược lại. Ngay trong một đơn vị, người
lãnh đạo có thể có uy tín cao với một số người này nhưng lại
không có uy tín như thế với số người khác. Điều đó chứng tỏ
cách xem xét, đánh giá của những người chung quanh, cũng như
492 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH