Page 57 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 57
Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban
Chỉ đạo, sau hơn một năm tái lập đã nhanh chóng ổn định về tổ
chức, hoạt động, cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Từ những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong công tác
tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo,
vị thế, vai trò của Ban Nội chính Trung ương từng bước được
khẳng định.
Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều
cố gắng trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để từng bước
hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đồng bộ
và chặt chẽ hơn, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống
tham nhũng. Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân
dân tối cao đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác phối hợp đẩy nhanh
tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều cấp ủy và chính quyền các địa
phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bước đầu tạo chuyển biến
tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng
thắn thừa nhận công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham
nhũng thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu và kỳ
vọng của nhân dân. Công tác hoàn thiện thể chế về phòng, chống
tham nhũng vẫn còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; cán bộ, công chức,
viên chức, người dân tố cáo các hành vi tham nhũng còn ít, trong
khi chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ và khen thưởng người
tố cáo tham nhũng. Trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của một số cấp ủy, tính tiên phong, gương mẫu của một bộ
phận cán bộ, đảng viên chưa cao. Nhiều biện pháp phòng ngừa
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 55
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM