Page 61 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 61
chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là đối
với người đứng đầu, trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm
chính, trong sạch, gương mẫu đi đầu trong phòng, chống tham
nhũng, lãng phí.
Năm 2014 và những năm tiếp theo cần đẩy nhanh việc xây
dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, khắc phục những
sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực dễ
phát sinh tham nhũng. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ tập trung
chỉ đạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện luật pháp, cơ chế,
chính sách liên quan đến phòng, chống tham nhũng, đặc biệt sau
khi Hiến pháp năm 2013 và một số luật đã được Quốc hội thông
qua. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định về các giải
pháp phòng ngừa tham nhũng đang được thực hiện nhưng hiệu
quả thấp. Chú trọng các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập
của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở những vị
trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao. Quy định các
giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người có
chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện qua ngân hàng để kiểm
soát, ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng.
Quy định về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong
tố cáo, phát hiện tham nhũng. Kiên quyết, kiên trì xây dựng cho
được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; một cơ
chế trừng trị, răn đe để không dám tham nhũng; và một cơ chế
bảo đảm để không cần tham nhũng.
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
cần hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng
cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp
trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân
dân. Tránh tình trạng né tránh, chậm thực hiện giám định, hoặc
lạm dụng việc trưng cầu giám định, lấy kết quả giám định thay
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 59
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM