Page 59 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 59
xảy ra trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý. Nhiều cấp
ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu nhận thức chưa
đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham
nhũng; chưa phát huy được hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, của nhân dân trong công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng. Việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công
chức còn yếu. Một số cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị vẫn chưa
quan tâm thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng hoặc
có triển khai nhưng còn hình thức. Một số cán bộ lãnh đạo chủ
chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp còn thiếu
gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; chưa
đi đầu và nêu gương trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Vai trò của các cơ quan dân cử, truyền thông và nhân dân trong
phòng, chống tham nhũng chưa được phát huy đầy đủ.
2. Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Trung
ương 4 và Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI cũng như
nhiều văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định
phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ rất quan trọng,
vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là
người đứng đầu phải gương mẫu trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng.
Để cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có sự chuyển
biến rõ rệt trong thời gian tới, Hội nghị chúng ta thống nhất
khẳng định, phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ và
đồng bộ hơn nữa mục tiêu, quan điểm và các giải pháp được nêu
trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, các nhóm nhiệm vụ trọng
tâm được đề ra trong Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI
và tám nội dung công tác phòng, chống tham nhũng nêu trong
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 57
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM