Page 63 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 63
trong đó lấy phòng ngừa là chính, nhưng trong tình hình hiện
nay, việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng
cũng có tác dụng tích cực để răn đe, phòng ngừa tham nhũng.
Các cơ quan truyền thông cần đăng tin, bài định hướng đúng
đắn dư luận xã hội để thấy rõ những kết quả tích cực của công tác
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cũng như những hạn chế,
yếu kém, những khó khăn, phức tạp; khẳng định rõ quyết tâm của
Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn chặn,
đẩy lùi tham nhũng. Khắc phục tình trạng thông tin một chiều,
thông tin không chính xác, mang tính kích động, gây hoang mang
hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử. Bảo vệ, khen
thưởng, động viên những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu
tranh chống tham nhũng; xử lý nghiêm khắc việc đưa tin sai sự
thật, vu cáo, bịa đặt, gây hậu quả xấu. Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng và các cơ quan chức năng phải chủ động
cung cấp một cách kịp thời, đúng pháp luật cho các cơ quan báo chí
những thông tin có liên quan đến tham nhũng.
Ba là, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tính tiên phong, gương mẫu
của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong công tác phòng,
chống tham nhũng.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh
ngay trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị; đấu tranh ngay trong
chính bản thân mỗi con người. Vì vậy, phải nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nhất là tổ chức cơ sở
đảng, nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cần gắn công tác phòng,
chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
về xây dựng Đảng.
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 61
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM