Page 67 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 67
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham
nhũng ở địa phương, quan tâm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các ban nội chính tỉnh ủy, thành
ủy để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy địa phương trong
công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng chí bí thư cấp ủy phải
trực tiếp phụ trách công tác phòng, chống tham nhũng.
Năm là, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của
cấp ủy đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; đưa nội
dung công tác phòng, chống tham nhũng vào chương trình kiểm
tra, giám sát hằng năm.
Ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng kiểm tra, xử lý kịp thời
đảng viên có dấu hiệu tham nhũng; có hình thức xử lý các tổ chức
đảng và đảng viên không chấp hành nghiêm túc các quy định của
Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng như: Vi
phạm thời gian quy định hoặc không thực hiện việc kê khai tài
sản, công khai, minh bạch, chuyển đổi vị trí công tác... Tùy tính
chất vi phạm mà có hình thức xử lý phù hợp. Đưa công tác phòng,
chống tham nhũng thành một trong những trọng tâm công tác,
một nội dung quan trọng để kiểm điểm theo định kỳ của cấp ủy các
cấp. Cơ quan kiểm tra, nội chính của Đảng phải phối hợp chặt chẽ
hơn nữa với các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng của
Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công
khai kết quả xử lý những tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá vai trò, trách nhiệm của
các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong năm 2014, tiếp tục tổ chức các đoàn công tác kiểm tra,
giám sát việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án tham nhũng tại một số ngành, địa phương. Ban Nội
chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN 65
CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC Ở VIỆT NAM