Page 68 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 68
Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy thường xuyên thực hiện việc
rà soát danh sách các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng,
phức tạp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương để có biện pháp chỉ
đạo tập trung xử lý dứt điểm, không để kéo dài.
Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống
tham nhũng. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cần có kế hoạch giám
sát đối với việc xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, nhất là
các vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp; tăng cường các phiên điều
trần, giải trình về việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Thực hiện
cơ chế giám sát của công chúng và dư luận xã hội. Nghiên cứu để
có những hình thức phù hợp mở rộng phạm vi tham gia của công
chúng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tăng cường sự
giám sát của công chúng đối với việc thực thi quyền lực của các
cơ quan bảo vệ pháp luật. Có các giải pháp phù hợp để nhân dân
phản ánh, tố giác tham nhũng với các cơ quan nhà nước, như:
tổ chức tốt công tác tiếp dân, mở hộp thư điện tử, lập đường dây
nóng... Thiết lập cho bằng được một cơ chế giám sát, kiểm soát
quyền lực thật sự có hiệu lực, hiệu quả, tránh để quyền lực quá
lớn, tập trung và không được giám sát, dễ dẫn đến quan liêu, lạm
quyền, phạm các sai lầm nghiêm trọng. Nếu không dựa vào dân
thì cuộc chiến chống tham nhũng khó có thể thành công.
Phát huy vai trò của báo chí, của công luận trong công tác
phòng, chống tham nhũng. Báo chí là một trong những công cụ
đắc lực và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và vạch trần tệ tham
nhũng. Xây dựng và thực thi cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ
người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng; đồng thời nghiêm
trị những kẻ lợi dụng chống tham nhũng để xuyên tạc hoặc tố cáo
sai, vu khống, làm hại người khác vì những động cơ xấu.
66 KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC,
GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH