Page 422 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 422
420 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG...
tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, họ còn nói rằng,
thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực
cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”...
Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng
đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị
của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, đa số
Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch
Xôviết tối cao. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993
đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời
là Chủ tịch nước.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thực hiện mô hình này
từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí
thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời
là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng. Samdech Hun Sen, vừa là Chủ tịch Đảng nhân dân
Campuchia vừa là Thủ tướng Chính phủ Campuchia.
Ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng
thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm
quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là
Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và
kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời
là Chủ tịch nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện
mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính
quyền địa phương đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng
chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa
phương khác trong nhiều năm qua.
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục