Page 424 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 424
422 TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG...
Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình bí thư cấp ủy
đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm,
mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước.
Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi một người
đồng thời giữ hai chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước thì
kiểm soát quyền lực như thế nào? Việc kiểm soát quyền lực
đã được Đảng ta nêu ra từ lâu, với chủ trương thiết lập cho
được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với
những người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc: Mọi
quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế,
quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn
đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm
càng lớn.
Chúng ta kiểm soát quyền lực bằng những quy định của
Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt
động của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của
Đảng và Nhà nước, sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Điều quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực là phải
lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ, trách nhiệm
và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước.
Sau khi Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước,
đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin
tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng
là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu
Đảng và Nhà nước.
Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để
lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một
người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và
luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết.
Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng