Page 427 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 427
Phần II: NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ TÂM, CÓ TẦM 425
“Tổng Bí thư là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng là mô hình tốt, thời gian qua đã đem lại
hiệu quả nhất định.
Cũng vì đó mới chỉ là ở bên Đảng nên trong nhiều vụ
việc, vấn đề, sau kỷ luật đảng, những đề nghị xử lý về mặt
chính quyền, theo đó, còn phải chờ. Giờ Tổng Bí thư đồng thời
là Chủ tịch nước, làm Trưởng Ban Chỉ đạo thì thẩm quyền
hoàn chỉnh hơn…
Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước thì quyền
lực là cao nhất, là tổng tư lệnh chỉ đạo trên mặt trận chống
tham nhũng”.
Cách đây 20 ngày (5-10-2018), trong bài “Suy nghĩ trước
ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch
nước”, người viết bài này khẳng định có hai điều chắc chắn, đó
là công cuộc chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch bộ máy và công
cuộc phòng, chống tham nhũng sẽ bước sang một chương mới,
nghiêm khắc và quyết liệt:
“Khi là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông đã là
“người đốt lò vĩ đại” thì khi còn đứng đầu Nhà nước, quyền
lực tập trung hơn, chắc chắn công cuộc chỉnh đốn Đảng và
phòng, chống tham nhũng sẽ được nâng lên một mức mới.
Không chỉ có quyền lực “cứng”, ông Nguyễn Phú Trọng
còn có một quyền lực “mềm”, đó là phong cách và nhân cách cá
nhân. Cả hai điều này, ông là tấm gương mẫu mực.
Tóm lại, theo người viết bài này, tới đây sẽ là thời điểm
mạnh mẽ và quyết liệt trong công tác chỉnh đốn Đảng và
phòng, chống tham nhũng”, bài báo viết.
Chính vì vậy mà việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm
Chủ tịch nước sẽ có… không ít (không ít cũng là cách nói khác
của… số nhiều) người lo sốt vó.