Page 111 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 111
nhắc đến giai thoại “cái chảo nấu cám lợn” để trêu chọc quản lý
Văn Tiên. Chẳng là, sau khi được nhận khoản tiền 500 đồng bạc
Đông Dương (ngân quỹ ban đầu của đội), ông xin phép ra chợ mua
một cái chảo to để nấu cơm cho toàn đội.
“Không sợ lộ bí mật đâu. Mình nói mua về để nuôi lợn mà. Quê
mình chả mấy nhà không có chảo to để nấu cám lợn”.
Trong cuộc hành quân gian khổ lên phía biên giới để chuẩn bị
đánh đồn Đồng Mu, bàn chân Văn Tiên bị đá tai mèo xé rách, anh
đã lấy chỉ khâu lại và giã lá thuốc rịt vào để tiếp tục hành quân.
Gương chịu đựng gian khổ đó đã được chính trị viên Xích Thắng
nêu lên cho toàn đội học tập trước khi vào trận đánh.
Đội trưởng Hoàng Sâm (Trần Văn Kỳ) đã từng hoạt động ở
Thái Lan và được dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên ở Tĩnh Tây -
Trung Quốc. Khi về nước ông được giao nhiệm vụ tổ chức đội du
kích Cao Bằng. Hoạt động của Hoàng Sâm không chỉ làm cho các
đội quân tuần tiễu của Pháp kinh sợ mà bọn thổ phỉ ở biên giới
cũng phải kiêng nể. Chính trị viên Xích Thắng (Dương Mạc Thạch)
là người đảng viên đầu tiên và cũng là bí thư chi bộ đầu tiên của
châu Nguyên Bình, năm 1940 là Ủy viên Tỉnh ủy lâm thời Cao
Bằng. Là một cán bộ rất am hiểu tình hình phong trào, Xích
Thắng có uy tín với bà con các dân tộc địa phương, đồng thời cũng
là đối tượng truy nã gắt gao của Pháp - Nhật. Hoàng Văn Xiêm
(Ngô Quốc Bình - Hoàng Văn Thái) xuất thân từ nông dân nghèo
rời bỏ quê hương và trở thành công nhân trên vùng mỏ Đông Bắc.
Khi được cử sang học ở Trung Quốc, ông đã từng là nòng cốt trong
học sinh quân Việt Nam ở Điền Đông (Hoa Nam). Với bí danh mới
là Khang, Hoàng Văn Thái được giao nhiệm vụ trinh sát và làm kế
hoạch tác chiến của đội. Có thể nói cuộc đời Hoàng Văn Thái gắn
bó lâu dài với ngành tham mưu cũng bắt đầu từ buổi sơ khai này.
Vận dụng những kinh nghiệm hoạt động du kích từ những ngày ở
109