Page 113 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 113
thêm ở đây là, dưới ánh sáng của sự phát triển hoàn chỉnh đường
lối chiến tranh và nghệ thuật quân sự của Đảng hơn 60 năm qua,
cần tìm hiểu xem hồi đó tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã sớm
thấm nhuần trong tư duy Võ Nguyên Giáp như thế nào để có được
hai chiến công đầu tay và từ đó rút ra được những bài học vỡ lòng
về nguyên nhân thắng lợi của đội quân thơ ấu mới vài ngày tuổi đã
lập chiến công.
Trước hết, chúng ta thấy Võ Nguyên Giáp đặc biệt coi trọng
vai trò lãnh đạo của Đảng, trực tiếp ở đây là vai trò của chi bộ vừa
được thành lập. Mặc dù mặt bằng kiến thức quân sự giữa các đảng
viên trong chi bộ lúc đó còn rất chênh lệch, nhưng việc lãnh đạo
trận đánh đã được Võ Nguyên Giáp đưa ra thảo luận giữa tập thể
đảng viên. Mọi người nhất trí chọn mục tiêu vừa sức, chắc thắng
về quân sự nhưng không bất lợi về chính trị - không để cơ sở chính
trị quần chúng bị khủng bố. Đó là biểu hiện đầu tiên của sự quán
triệt phương châm chính trị còn trọng hơn quân sự - tuyên truyền
trọng hơn tác chiến - tác chiến về quân sự phải gây ảnh hưởng tốt
về chính trị. Tiếp đó, buổi chiều ngày 25, trước giờ toàn đội tiến
quân về Phay Khắt, cán bộ, đảng viên chia nhau đi gặp các chiến
sĩ, dặn dò tỉ mỉ và động viên quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
chiến đấu trong trận đầu ra quân. Cùng với buổi liên hoan “ôn
nghèo - kể khổ” trong đêm du kích mấy hôm trước, hoạt động của
đảng viên trước giờ chiến đấu là một loại hình công tác chính trị tư
tưởng đích thực.
Cụ Hồ đã căn dặn đội phải luôn luôn dựa vào dân và giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đội quân chủ lực với lực lượng
vũ trang địa phương. Trong hai trận Phay Khắt - Nà Ngần, chỉ
thị đó đã được chấp hành nghiêm cách. Nhân dân và các đội du
kích và tự vệ địa phương đã thực sự trở thành yếu tố không thể
thiếu để giành thắng lợi, nhất là trong trận Phay Khắt. Cán bộ cơ
111