Page 115 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 115
chắc thắng, trên cơ sở nghiên cứu phân tích lực lượng so sánh
địch - ta. Đó là nghệ thuật chọn thời cơ tiến công vào lúc bất ngờ
nhất đối với địch (5 giờ chiều trong trận Phay Khắt - địch vừa ăn
cơm, súng còn gác trên giá - và 7 giờ sáng trong trận Nà Ngần -
địch vừa ngủ dậy) đồng thời cũng là thời cơ ta lui quân bí mật an
toàn sau trận đánh. Đó là nghệ thuật phát huy tinh thần mưu trí
sáng tạo, triệt để khai thác yếu tố bí mật bất ngờ, cải trang đột
nhập đồn địch, rồi bất ngờ tiến công sau khi đã khống chế giá
súng và chặn mọi lối ra vào, khiến trong cả hai trận địch không
kịp trở tay. Đó là tinh thần tiến công kiên quyết, linh hoạt, xử trí
nhanh nhạy trước những tình huống ngoài dự kiến, như khi tên
đồn trưởng Phay Khắt từ Nguyên Bình trở về đồn đúng lúc trận
đánh đang tiếp diễn thuận lợi hay khi đội trưởng Thu Sơn (sắm
vai “đội xếp” dẫn lính đi giải tù cộng sản) đứng trước nguy cơ bị lộ
khi đối mặt với tên đội Đường trong trận Nà Ngần. Cả hai trận
kết thúc nhanh gọn và đều thể hiện tư tưởng đánh tiêu diệt, làm
chủ chiến trường, bắt tù binh, thu vũ khí. Với phương châm lấy
súng địch đánh địch - vừa đánh vừa tự vũ trang, vấn đề thu
chiến lợi phẩm để cải tiến trang bị của đội được đặt ra ngay từ
khi xác định mục đích trận đánh. Nếu sau trận Phay Khắt, chiến
lợi phẩm thu được chỉ đủ trang bị cho nửa trung đội thì sau trận
Nà Ngần, súng đạn thu được của địch đã cho phép ta phát triển
lực lượng thành đại đội trước khi bước vào trận Đồng Mu. Rõ
ràng là, với hai trận đầu tiên, đội đã bước đầu xây dựng truyền
thống đánh thắng trận đầu - càng đánh càng mạnh cho toàn
quân sau này. Và một điều quan trọng nữa là đội đã nghiêm
chỉnh vận dụng phương châm hoạt động lúc này là chính trị còn
trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, diệt địch,
khuếch trương thanh thế của đội và của Mặt trận Việt Minh mà
không phương hại đến phong trào chính trị địa phương.
113